Ngày 10-1,ốihợplinhhoạtđểkiểmsoátlạmpháttrongnăkết quả siêu cúp anh Ban Chỉ đạo điều hành giá đã phát đi kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 22-12-2016.
Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Tài chính, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã có trách nhiệm cao trong việc triển khai các giải pháp điều hành giá; nhóm giúp việc đã chủ động đề xuất kế hoạch họp, dự báo và đưa ra các kịch bản điều hành để kiến nghị các giải pháp phù hợp trình lên Trưởng ban cho ý kiến chỉ đạo và đưa ra thảo luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo.
Nhờ đó, công tác điều hành giá năm 2016 dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã đạt kết quả thành công trong việc kiểm soát lạm phát dưới 5% theo mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước sang năm 2017, Quốc hội đã đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm khoảng 4%. Việc thực hiện nhiệm vụ điều hành giá, kiểm soát lạm phát, theo Phó Thủ tướng sẽ gặp rất nhiều áp lực, khó khăn hơn năm 2016.
Lý do là có nhiều yếu tố dự báo gây sức ép lên mặt bằng giá như xu hướng hồi phục của giá xăng dầu và giá các hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới, việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng, thiết yếu (điện, dịch vụ y tế, giáo dục..) theo lộ trình thị trường; áp lực về tỷ giá; các rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai.
Việc chuyển các nhóm dịch vụ từ phí sang giá do Nhà nước định giá theo Luật Phí và lệ phí và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11-11-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, thì việc tính đúng, tính đủ chi phí đối với một số dịch vụ không được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá.
Mặt khác, công tác điều hành giá đồng thời phải hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, công tác điều hành giá năm 2017 cần được tiến hành hết sức chặt chẽ và phối hợp bài bản ngay từ đầu năm.
Phó Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và phối hợp linh hoạt để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, trong đó cần tập trung triển khai tốt các nhiệm vụ.
Cụ thể, Bộ Công Thương bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, điều hành giá bán xăng dầu trong nước phù hợp kết hợp với sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá xăng dầu làm cơ sở cho các bộ, ngành điều hành giá các mặt hàng khác theo thẩm quyền; chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu; hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ khung giá bán lẻ điện bình quân trên cơ sở tính toán thông số đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất, kinh doanh điện để khuyến khích tiết kiệm và thu hút đầu tư, đồng thời tính toán thời điểm điều chỉnh giá điện.
Đối với việc quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh sữa thực hiện nghiêm kê khai giá, bình ổn thị trường nhất là trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Bộ Y tế tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với các địa phương còn lại theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; sớm ban hành Thông tư quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế để triển khai thực hiện trong năm 2017.
Bộ này cũng phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính toán thời điểm và mức độ điều chỉnh phù hợp đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát chặt chẽ giá các loại vật tư giáo dục; chủ trì phối hợp với Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục của các cơ cở giáo dục đại học công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư trong năm 2017.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính sớm quyết toán, tính toán phương án tài chính các dự án sử dụng vốn BOT, ưu tiên việc giảm phí hơn thời gian thu hồi vốn, cố gắng giảm đều cho tất cả các đối tượng tiêu dùng cùng được hưởng; đẩy mạnh tăng cường vận tải đa phương thức để giảm cước hàng hóa lưu thông, kiểm soát chặt giá dịch vụ tại cảng hàng không.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định mặt bằng lãi suất, điều hành linh hoạt tỷ giá, phấn đấu giữ lạm phát cơ bản trong khoảng 2%.