【kết quả bóng đá cup c2】Bộ trưởng Công an cam kết đủ điều kiện bỏ sổ hộ khẩu từ 1/7/2021
Báo cáo giải trình,ộtrưởngCôngancamkếtđủđiềukiệnbỏsổhộkhẩutừkết quả bóng đá cup c2 tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết ý kiến của đa số ĐBQH tán thành với việc cần chuyển đổi sang phương thức quản lý cư trú mới và quy định luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021 như đề xuất và cam kết của Chính phủ.
Các ĐBQH đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong trường hợp này không được coi là công cụ quản lý cư trú như hiện nay mà chỉ đơn thuần là giấy tờ xác nhận nơi cư trú công dân.
Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. |
Mặc dù việc chuyển sang phương thức quản lý cư trú mới là hết sức cấp bách và cần được thực hiện ngay từ thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2021). Tuy nhiên, khi chưa đảm bảo các điều kiện thì cá nhân bên ngoài hệ thống các cơ quan nhà nước, người dân vẫn phải có giấy tờ nhất định để chứng minh về nơi cư trú của mình.
Nhiều ý kiến nhận định, việc cho phép người dân tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ tránh được việc làm phát sinh thêm thủ tục, thêm khó khăn, phiền phức cho người dân, tạo áp lực quá lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.
Theo Chủ nhiệm UB Pháp luật, một số ý kiến khác nhất trí với quy định như dự thảo luật là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị từ thời điểm luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021 bởi cho rằng phương thức quản lý cư trú mới là tiến bộ, cần được thực hiện ngay một cách đồng bộ.
Quy định như vậy cũng tạo áp lực để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử.
Đối với gần 30 thủ tục hành chính ở cấp bộ và hàng chục thủ tục ở các cấp chính quyền địa phương đang có yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan khác có liên quan sẽ khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Do còn ý kiến khác nhau, UB Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án tương ứng với 2 loại ý kiến nêu trên để Quốc hội tiếp tục thảo luận.
Đề nghị chưa bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
Phát biểu, ĐBQH Nguyễn Thị Dung (Điện Biên), Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội đồng tình với việc tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú tới hết 31/21/2022.
Đại biểu Trần Thị Dung phát biểu hôm nay |
ĐBQH cho biết theo báo cáo của UB Thường vụ Quốc hội sẽ có nhiều thủ tục hành chính, giao dịch như đăng ký nhập học cho, đăng ký nơi khám chữa bệnh, đăng ký dịch vụ điện, nước, viễn thông... sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu khi việc đảm bảo kỹ thuật cho kết nối liên thông cho các bộ, ngành, địa phương với cơ sở dữ liệu do Bộ Công an xây dựng.
Bà Dung dẫn các nghị quyết, quyết định của Chính phủ cho hay tới hết năm 2025 vẫn chưa hoàn thành việc kết nối chia sẻ thông tin, chia sẻ dữ liệu với tất cả các bộ, ngành, địa phương, chưa kể tới những địa phương khó khăn như vùng núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất thiếu thốn.
ĐBQH cũng băn khoăn, trong bối cảnh đang phải dành nguồn lực để phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân miền Trung vượt qua bão lũ, việc dành nguồn lực để hoàn thiện nhanh cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu cư trú đặc biệt là hạ tầng kết nối các cơ quan liên quan trên toàn quốc từ TƯ tới cấp xã để đảm bảo việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia trước ngày 1/7/2021 là rất khó khăn và khó đảm bảo tính khả thi.
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu tại điểm cầu cho rằng, việc lùi thời điểm bỏ sổ hộ khẩu không ảnh hưởng tới quyết tâm của Chính phủ.
Ông Hòa đồng tình với phương án 1 vì cho rằng, nếu không được sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp mà các cơ quan chức năng "đòi" giấy tờ xác nhận nơi cư trú để làm các thủ tục khác hay các giao dịch dân sự thì sẽ gây phiền hà cho người dân.
“Sổ hộ khẩu dùng mấy chục năm nay rồi, cho dù 2 năm nữa cũng không lâu, ngược lại rất thuận tiện và không gây phiền hà cho người dân. Tại sao không kéo dài tới đó để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân?”, ĐB Đồng Tháp nói.
Thấm thía mong ước của người dân
Tiếp thu ý kiến các ĐBQH, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho biết có 3 mục tiêu xây dựng Luật Cư trú sửa đổi. Mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo yêu cầu không cản trở, ngăn trở quyền tự do cư trú của cư dân. Xác định vị trí pháp lý của công dân, người dân trên lãnh thổ Việt Nam. Việc đăng ký để các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động cứ trú của người dân, công dân.
Theo Bộ trưởng, tất cả vấn đề đó được quán triệt trong mục tiêu: có quản lý nhưng không để quy định làm nhũng nhiễu, phiền hà, phức tạp cho người dân.
Giải đáp băn khoăn của nhiều ĐBQH về thời điểm áp dụng phương thức quản lý cư trú mới, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, nếu không dứt khoát được thời điểm thì sẽ rất phiền phức cho người dân cũng như hoạt động quản lý của các cơ quan.
“Bỏ sổ hộ khẩu, như Chủ tịch Quốc hội, phát biểu tại UB Thường vụ Quốc hội, chúng tôi rất thấm thía, đây là điều mong ước của người dân. Trước đây một số quy định sổ này, sổ kia, khi bỏ được, thay đổi phương thức quản lý, mang lại sự phấn khởi cho người dân. Chủ tịch Quốc hội nói đây là mong ước của người dân, bây giờ làm được việc này cũng chính là mong đợi của người dân. Đây là điều chúng tôi quán triệt”, Bộ trưởng Công an khẳng định.
Đại tướng Tô Lâm cũng nhìn nhận, đúng là sổ hộ khẩu hiện nay có rất nhiều điều khoản khác quy định đi theo, do đó, thay đổi phương thức quản lý đòi hỏi cả hệ thống thay đổi chứ không chỉ sổ hộ khẩu.
Bộ trưởng Công an giải trình trước Quốc hội |
Trong báo cáo đánh giá tác động, kế hoạch triển khai, Bộ đề nghị từ nay cho tới 1/7/2021 vận động người dân, đăng ký chỗ ở theo giấy tờ pháp lý theo CMND, giấy hộ khẩu phải có thời gian như thế để chuyển đổi, bằng căn cước công dân.
Đồng thời, Luật Cứ trú là triển khai dự án căn cước công dân của Luật Căn cước cũng có hiệu lực từ 1/7/2021.
“Hiện nay, thông tin cơ sở dữ liệu dân cư 90% thu thập được, chỉ thẩm định, phúc tra lại đưa vào hệ thống máy. Còn 10% sẽ cố gắng trong năm 2020 hoàn thành. Nên chúng tôi mạnh dạn đề nghị thực hiện áp dụng phương thức quản lý cư trú theo Luật ngay khi có hiệu lực”, Bộ trưởng Công an nói.
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cũng thống nhất không cần kéo thời gian cấp căn cước công dân để nỗ lực hoàn thành đến đích 1/7/2021 để văn bản có hiệu lực, kể cả căn cước công dân, kể cả dữ liệu dân cư, cư trú.
Ông nhấn mạnh: “Chính phủ điện tử hiện nay đang rất thúc đẩy, đã có quy định của Chính phủ để làm. Chúng tôi nghĩ, Quốc hội giới hạn thời gian 1/7/2021, bắt buộc cơ quan quản lý đều phải phối hợp với nhau thực hiện theo đúng phải có lộ trình”.
Thành Nam - Thu Hằng
Chủ tịch Quốc hội: Chắc chỉ còn mỗi Việt Nam dùng hộ khẩu giấy
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chắc chỉ có Việt Nam còn tồn tại sổ hộ khẩu. Thế giới đã có thẻ căn cước công dân, chỉ quét là ra hết thông tin cá nhân.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Lên kế hoạch hành động chuyển đổi số báo chí ngành Tài chính
- ·Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam tăng cao
- ·Bộ GTVT phản hồi về dự án đầu tư xây dựng sân bay Đất Đỏ
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Thực sự chuyển động với cách mạng công nghiệp 4.0
- ·Sai phạm tại dự án khiến Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố, bắt tạm giam
- ·Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đã cấp 824 tài khoản
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Chủ tịch Quốc hội đón, hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·C74B: Tăng cường công tác chống thuốc lá nhập lậu
- ·Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Vẫn còn sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm
- ·Rút ruột bánh kẹo đến 60%, hàng ngàn hộp bị phát hiện
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Cục Dự trữ Vĩnh Phú bảo quản an toàn, xuất cấp kịp thời hàng dự trữ
- ·Quảng Bình: Bắt giữ gần 1.500 bao thuốc lá ngoại nhập lậu
- ·Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Sẽ truy trách nhiệm những địa phương không quản lý được thuốc lá lậu