Phát biểu khai mạc,ànhviênAPECtăngcườngcơsởpháplýtrongthươngmạiđiệntửkết quả wolfsburg ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, hội thảo là cơ hội để các thành viên APEC chia sẻ những bài học thành công, cũng như các rào cản đang gặp phải trong quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý cho TMĐT, qua đó các thành viên có thể học hỏi lẫn nhau, cũng như cùng đưa ra các khuyến nghị lên APEC về các hoạt động cần triển khai để tiếp tục thúc đẩy TMĐT trong APEC.
Cụ thể, trong hai ngày, đại diện các nền kinh tế thành viên APEC tập trung thảo luận về các mục tiêu: xác định khó khăn, thách thức của các nền kinh tế thành viên trong xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý phù hợp cho TMĐT; cập nhật xu hướng TMĐT có tác động đến kết nối chuỗi cung ứng và kết nối thể chế trong khu vực; chia sẻ kinh nghiệm, thông lệ tốt từ các nền kinh tế thành viên APEC trong xây dựng cơ sở pháp lý TMĐT; góp phần xây dựng, thực hiện Kế hoạch hành động Khuôn khổ kết nối chuỗi cung ứng giai đoạn 2 (SCFAP II); và đưa ra các khuyến nghị phù hợp trong APEC nhằm thúc đẩy hợp tác về TMĐT xuyên biên giới. Khuôn khổ pháp lý rất khác nhau Trong bối cảnh thời đại số và công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ hiện nay, TMĐT đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại và đầu tư nói chung, thương mại và đầu tư xuyên biên giới nói riêng. Theo nghiên cứu của Accenture và Oxford Economics thì việc gia tăng sử dụng TMĐT có thể làm gia tăng sản lượng đầu ra kinh tế lên khoảng 1,36 tỷ USD vào năm 2020. Hiện tình trạng phát triển TMĐT ở các nền kinh tế thành viên APEC còn nhiều khoảng cách khá lớn. Tại Hoa Kỳ, năm 2016 doanh thu TMĐT B2C đạt hơn 648 tỷ USD, riêng tổng doanh thu khách hàng mua sắm qua mạng năm 2017 đạt 453,46 tỷ USD, tăng 16% so với 2016. Tại Trung Quốc, thị trường bán lẻ qua mạng năm 2017 là hơn 311 tỷ USD, thị trường bán lẻ qua mạng B2C là hơn 187 tỷ USD. Con số này tại các nền kinh tế đang phát triển khiêm tốn hơn. Đối với Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số năm 2017 cho thấy, doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 6,2 tỷ USD, chiếm hơn 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam khoảng 2,8% đang là con số khá khiêm tốn so với mức trung bình của cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 12,1%. Tại một số nền kinh tế đang phát triển trong APEC, TMĐT đã bắt nhịp xu hướng TMĐT mới của thế giới, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thói quen mua sắm hiện đại của người tiêu dùng trên môi trường mạng. Tuy nhiên, chính sách vẫn chưa được chú trọng đầy đủ hoặc chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Các hạ tầng quan trọng cho kinh tế số và TMĐT phát triển như hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng phân phối điện tử, hạ tầng nhân lực TMĐT và CNTT, hạ tầng an toàn an ninh thông tin tại các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Về phía doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được hoặc dành quan tâm thích đáng đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Do đó, để tiếp cận với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số trong cuộc CMCN 4.0, cần sự đầu tư lớn về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực. Bên cạnh đó, với những thay đổi vượt qua các khuôn mẫu kinh doanh truyền thống, cần có sự thay đổi về tư duy quản lý cũng như cơ chế quản lý hiện hành để tạo không gian cho TMĐT phát triển lành mạnh, hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Pháp lý hướng tới thuận lợi cho TMĐT Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT và vai trò của cơ sở pháp lý đối với sự phát triển của TMĐT, các nền kinh tế thành viên đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới nói chung, TMĐT nói riêng. Năm 2015, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Bản kế hoạch kết nối APEC 2015 – 2025 với mục tiêu “củng cố kết nối cơ sở hạ tầng, thể chế và con người nhằm hướng tới một khu vực châu Á – Thái Bình Dương kết nối và hội nhập”. Các nhà lãnh đạo cũng khẳng định cam kết cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng khu vực thông qua chương trình xây dựng năng lực hỗ trợ các thành viên giải quyết các rào cản trong Kế hoạch hành động Khuôn khổ kết nối chuỗi cung ứng giai đoạn 2 (SCFAP II), trong đó, các hạn chế về chính sách và cơ sở hạ tầng pháp lý cho TMĐT là một trong 5 rào cản lớn cần được giải quyết. Trong năm 2017, APEC cũng đã thông qua Khuôn khổ tạo thuận lợi cho TMĐT xuyên biên giới nhằm tạo ra môi trường pháp lý và sinh thái thuận lợi cho TMĐT; thúc đẩy cơ sở hạ tầng CNTT phát triển; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp nói chung, MSMEs nói riêng vào TMĐT toàn cầu. |