【nhận định peru】Một người Quảng ở Huế
Mỗi ngày,ộtngườiQuảngởHuếnhận định peru TS. Huỳnh Công Bá dành rất nhiều thời gian cho việc đọc sách và nghiên cứu
Đưa sử Việt ra thế giới
Trong căn nhà TS. Huỳnh Công Bá toàn sách, từ giá, kệ đến cả chỗ ngủ... ước chừng hàng chục ngàn đầu sách.
...Ông bắt đầu kể chuyện về mình cũng từ sách. Đam mê nghiên cứu từ thời phổ thông, nhưng phải đến khi lên đại học (đầu tiên là Trường ĐH Luật khoa Huế, sau đó thi vào ĐH Sư phạm Huế ngành trung học đệ Nhị cấp, ban Sử Địa) ông mới có cơ hội “la cà” tiếp cận sách ở thư viện.
Đỗ đầu (1978) với bản khóa luận xuất sắc, Huỳnh Công Bá được giữ lại trường công tác, sau đó thường xuyên được mời đi dạy thỉnh giảng. Thời điểm ấy, mỗi lần đi TP. Hồ Chí Minh giảng dạy, người ta thấy thầy giáo Bá với chiếc ba lô trống không. Đổi lại, khi trở về, ba lô ấy chất đầy sách, có khi “kè kè” thêm cả bao đựng sách. Mỗi lần như vậy, thầy giáo Bá tậu cho mình cả trăm đầu sách.
Mê sách là chuyện nhiều người có thể đoán về Huỳnh Công Bá, nhưng việc chịu khó “băng đồng, lội ruộng” sưu tầm tư liệu điền dã – điều giúp ông “cả gan” phản biện nghiên cứu của những người đi trước và bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ năm 1996 thì không phải ai cũng rõ.
Nhắc lại chuyện cũ, ông cho đó vừa là khó khăn, vừa là kỷ niệm. “Đầu những năm 90, ở tỉnh mới có photocopy, trong khi tư liệu các gia đình liên quan đến gia phả, không thể đem ra khỏi nhà. Muốn có phải chép tay, nhưng để họ đồng ý, tôi phải nhận dịch giúp ra chữ quốc ngữ để họ biết lịch sử gia tộc. Đi làng quê xa mất cả tuần, song bù lại, người ta vừa cho chép tư liệu, vừa lo luôn cơm nước”, TS. Bá nhớ lại.
Sách, tư liệu điền dã và tư duy nghiên cứu giúp TS. Huỳnh Công Bá có những nét riêng về nghiên cứu và liên tục ra sách. Từ thời điểm ông tập trung ra sách (năm 2000) đến nay, cựu giảng viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế có đến 20 đầu sách thuộc 4 mảng: Lịch sử Việt Nam, Văn hóa Việt Nam, Tư tưởng Việt Nam, Cổ luật Việt Nam. Đặc biệt, với cách nghiên cứu kỹ lưỡng và khách quan, ông là một trong số ít nhà nghiên cứu có sách được lưu giữ ở 126 thư viện lớn của thế giới, đồng thời được Tổ chức Thư viện điện tử Thế giới (Hoa Kỳ) xếp vào nhóm những chuyên gia nghiên cứu thực thụ.
Những cuốn sách do TS. Huỳnh Công Bá viết
Năm 2017, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam ghi tên ông vào cuốn “Chân dung nhà sáng nghiệp Việt Nam và thế giới”. Trong cuốn sách ấy, về nghiên cứu sử, ông là trường hợp điển hình. Một năm sau, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tiếp tục xướng danh ông trong cuốn “Gương mặt tiêu biểu hội nhập toàn cầu”, tuyển chọn những gương mặt có tác động thế giới. Năm 2019, ông một lần nữa vinh dự được “điểm mặt” trong “Sách vàng - Những gương mặt về sự nghiệp khoa học, giáo dục, văn hóa Việt Nam” do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam thực hiện.
Điều lạ ở TS. Huỳnh Công Bá là chịu ảnh hưởng của “Quảng Nam hay cãi” mà GS. Trần Quốc Vượng từng giải thích là do sĩ phu đất Quảng vốn học hành nghiêm túc nên đứng trước những điều sai trái họ không thể chấp nhận. Không chỉ phản biện những nghiên cứu của giới sử học mà các tác phẩm và sách của TS. Huỳnh Công Bá luôn có chiều sâu và minh chứng kỹ càng. Những cuốn sách, như Lịch sử văn hóa (LSVH) Việt Nam, Lịch sử Việt Nam... cho thấy, ông là một trong những người sớm đưa lịch LSVH Phù Nam và Champa vào LSVH Việt Nam, đồng thời cẩn trọng khi xử lý các nguồn sử liệu để bàn về diễn biến lịch sử trong quá trình tan rã của hai vương quốc cổ này bằng tinh thần nghiên cứu khoa học.
Khi nhắc đến TS. Huỳnh Công Bá, PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử - Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế luôn dành những lời ngợi khen: “Đó là một nhà giáo đầy nhiệt tâm trong nghiên cứu và giảng dạy. Ông đầu tư nhiều thời gian cho nghiên cứu và các công trình của ông rất có giá trị, bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề lịch sử cổ trung đại, luật pháp Việt Nam các triều đại phong kiến...”.
“Không đi được vì có quá nhiều sách”
Năm 1973, “cậu Tú” Bá đất Quảng đỗ tú tài toàn phần, gạt bỏ ý định đi Sài Gòn để học lên và chọn Huế làm nơi phát triển. Chẳng biết duyên hay nợ, sự gắn bó với Huế của ông đã trải qua gần nửa thế kỷ. Có lẽ cũng vì thế, sách “Tấm gương người làm khoa học” (của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, năm 2014) đã thay ông bộc bạch: “Ông gắn bó phần lớn cuộc đời mình với mảnh đất Cố đô. Huế trở thành quê hương thứ hai và ông đã có những đóng góp khoa học nhỏ nhoi để đền đáp cho Huế, mảnh đất đã nuôi lớn trong ông”.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Huỳnh Công Bá đã có những bài báo tham gia các hội thảo quan trọng và các tạp chí chuyên ngành, trong đó có cả những nghiên cứu về Huế, được đăng trên báo Dân (1981) hay các tạp chí địa phương, như Nghiên cứu lịch sử Bình Trị Thiên, Nghiên cứu Huế, Huế xưa và nay… Điểm đặc biệt mà Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam từng chỉ ra khi viết về TS. Huỳnh Công Bá là thông thường, người làm khoa học dường như có vẻ khô cứng, song ở ông lại rất mềm mại, bởi chất lãng mạn của Huế đã ngấm sâu vào máu thịt tự bao giờ.
TS. Huỳnh Công Bá được vinh danh trong nhiều cuốn sách của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam
Khác với những người già về hưu thường chọn vui thú điền viên, sum vầy cùng gia đình hoặc chí ít là trở về quê, TS. Huỳnh Công Bá lại gắn sự nghiệp với Huế. Ông bảo, hai đứa con đã vào Sài Gòn và bà nhà cũng theo con. Đến nay, ông đã trải qua mười năm sống một mình, ngày ba bữa cơm bụi, thức ăn quán nhưng ông vẫn khăng khăng ở Huế. Mỗi lần trò chuyện, ông lại hài hước: “Ba lô tôi nặng quá, không đi được vì có quá nhiều sách”.
Giờ đây, vị tiến sĩ đang cố gắng xây dựng một thư viện cá nhân mà theo nhiều người, đó là một kho tàng tư liệu quý hiếm. Mỗi ngày, 5 giờ sáng ông ngồi vào bàn làm việc, tối 11 giờ mới kết thúc công việc nghiên cứu, viết sách. Ông không đưa ra một khẳng định nào về tình yêu Huế khi tôi gặng hỏi, mà luôn cho rằng, công việc nghiên cứu cần sự yên tĩnh. Và ở Huế, ông đang tạo lập không gian riêng để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu của mình cho đến cuối đời.
“Vị tiến sĩ được vinh danh trong sách vàng UNESCO” TS. Huỳnh Công Bá sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam. Ông có nhiều cuốn sách có mặt ở các thư viện lớn của nhiều nước trên thế giới: Lịch sử Việt Nam, Cội nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam, Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn… Ông cũng xây dựng chương trình và biên soạn nhiều giáo trình để giảng dạy. |
Bài, ảnh: Hữu Phúc