Tại nhiều tỉnh,ệnhđaumắtđỏđanggiatăngNhữngđiềucầnđặcbiệtlưnhận định kashima antlers thành phố, đau mắt đỏ đang lây lan rất nhanh. Ở Hậu Giang ghi nhận ở một số cơ sở y tế số bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh này gia tăng. Đáng lo ngại là nếu xâm nhập vào các trường học, bệnh tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhanh thành dịch. Bác sĩ khám bệnh đau mắt đỏ cho trẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. Bệnh đau mắt đỏ tăng nhiều gần đây Ghi nhận tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, vài ngày gần đây, số lượt trẻ đến khám, điều trị bệnh đau mắt đỏ đã gia tăng. Bác sĩ Nguyễn Văn Chờ, quyền Trưởng khoa Liên chuyên khoa mắt, răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, thông tin: “Số bệnh nhân đến khám do các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ có chiều hướng gia tăng từ cuối tuần trước đến nay. Trung bình mỗi ngày có trên dưới 20 trường hợp trẻ đau mắt đỏ đến khám ở khoa, trong khi thời gian trước ít gặp trẻ bệnh này đến khám. Đa số trẻ đến khám với triệu chứng đỏ, đau, xốn, cộm,… ở mắt. Bệnh diễn tiến nhanh, nhiều trường hợp mới phát bệnh mắt đã đỏ và sưng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và lây lan rất nhanh. Bệnh có thể gây biến chứng viêm dẫn đến loét giác mạc, nhưng ít gặp. Khi trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ lây bệnh cho các thành viên khác rất cao. Đa số trẻ được điều trị ngoại trú”. Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy cũng ghi nhận số bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ gia tăng nhiều từ đầu tuần đến nay. Bệnh viện Đa khoa tỉnh số bệnh nhân đến khám cũng tăng nhẹ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như giảm thị lực không phục hồi, viêm loét giác mạc. Tại một số trường học, có học sinh mắc bệnh, phải nghỉ học và tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh trong trường học. Ông Phạm Thanh Tân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Rạch Gòi A, huyện Châu Thành A, cho biết: “Gần đây, trường ghi nhận một số trường hợp học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ và một giáo viên mắc bệnh. Các học sinh bị bệnh được cho nghỉ học để hạn chế lây nhiễm cho các học sinh khác trong lớp. Chúng tôi tăng cường tuyên truyền để học sinh phòng bệnh và tuyên truyền phụ huynh học sinh quan tâm phòng bệnh cho các em và trong gia đình”. Ở các trường học, nhất là cấp học mầm non, mẫu giáo, tiểu học, bệnh rất dễ lây lan nhanh do trẻ chưa biết cách tự phòng. Đáng quan ngại, theo nhận định của nhiều cơ sở y tế do bệnh không quá nguy hiểm, nhiều trường hợp mắc bệnh, nhất là người trưởng thành hay tự ý mua thuốc điều trị nên không đánh giá được sát thực tế tình hình dịch bệnh này trong cộng đồng. Vì vậy, thực hiện phòng bệnh là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. Chăm sóc và phòng lây bệnh như thế nào ? Theo bác sĩ Lê Thanh Thế, Phó trưởng Khoa mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đau mắt đỏ có tên gọi dân gian là bệnh viêm kết mạc. Người lớn đến trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh. Đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch do rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc trong thời gian ngắn. Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau mắt đỏ, nhưng một số nguyên nhân thường gặp, như do vi-rút, vi khuẩn, dị ứng. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên tránh ăn uống quá kiêng khem, nên ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin như cam, bưởi,... Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Tốt nhất nên tránh tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử. Nên trang bị kính chắn bụi, gió,... để giảm thiểu việc tiếp xúc với các loại khói bụi dễ gây kích thích cho mắt. Không để nước bẩn dây vào mắt, tránh đi bơi khi bị bệnh. Để không làm bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh không được dụi, day mắt tránh làm tổn thương giác mạc. Bệnh có khả năng lây qua đường tiếp xúc nên người bệnh cần được cách ly hợp lý và sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài. Bệnh nhân nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn biến của bệnh. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hơn, đau hơn hay chảy máu phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,... Ngoài ra, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Để có thể phòng bệnh hiệu quả, mọi người nên giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày. Vệ sinh mắt mỗi ngày với nước muối sinh lý 0,9%. Không dùng chung khăn mặt, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng. Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,... dây vào mắt. Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra đường. Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất trong trái cây. Khi vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Nên chọn những bể bơi sạch, đạt tiêu chuẩn khi đi bơi, đồng thời sử dụng kính bơi và rửa mắt với nước muối sinh lý 0,9% ngay sau khi bơi. Thường xuyên mở cửa thông gió và luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Nếu nhà có người bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly hợp lý, ví dụ như đeo khẩu trang kể cả khi không ra ngoài, tuyệt đối không ôm hôn người khác, nhất là trẻ em. Ngành y tế khuyến cáo: Đau mắt đỏ nên được điều trị sớm để tránh gây nhiều trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt, công việc, việc học tập,... Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu... khi đau mắt đỏ Các bác sĩ khuyến cáo: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,... Ngoài ra, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM |