【tỉ số s2】Kỳ vọng Samsung sản xuất bán dẫn ở Việt Nam, giống như đã làm với công nghiệp điện tử
Nhà máy Samsung tại Thái Nguyên. Ảnh S.S |
“Vời” Samsung đầu tưlĩnh vực bán dẫn
Phó chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae Yong,ỳvọngSamsungsảnxuấtbándẫnởViệtNamgiốngnhưđãlàmvớicôngnghiệpđiệntửtỉ số s2 người vẫn được biết đến với biệt danh “Thái tử” Samsung, vừa có chuyến thăm Việt Nam. Sự xuất hiện của người đang nắm giữ vị trí quan trọng tại Samsung cho thấy, “ông lớn” xứ Hàn rất coi trọng “cứ điểm” Việt Nam.
Tại buổi tiếp ông Lee Jae Yong, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến 3 thế mạnh của Tập đoàn Samsung, bao gồm thiết bị di động, điện tử gia dụng và sản phẩm bán dẫn, đồng thời bày tỏ mong muốn thời gian tới, Samsung sẽ đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm bán dẫn, để “khép kín chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử”.
Được biết, Samsung đang lựa chọn địa điểm đầu tư dự áncông nghệ cao. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tập đoàn để đầu tư dự án này. Trong khi đó, Phó chủ tịch Samsung Lee Jae Yong một mặt cam kết sẽ đưa Trung tâm R&D đi vào hoạt động vào cuối năm 2022, mặt khác khẳng định: “Samsung sẽ nỗ lực hơn nữa, làm tốt hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam”.
Tuy chưa có bất cứ cam kết nào được đưa ra, song việc ông Lee Jae Yong lần thứ hai đến thăm Việt Nam khiến dư luận đồn đoán rằng, có thể Samsung sẽ tiếp tục có các quyết định đầu tư mới ở Việt Nam.
Thực tế, ngay trước khi “Thái tử” Samsung đến Việt Nam, Hãng Yonhap (Hàn Quốc) đã đưa tin rằng, Phó chủ tịch Tập đoàn Samsung có thể sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để thảo luận về các kế hoạch đầu tư khả thi. Một số nguồn tin còn cho biết, ông Lee Jae Yong có thể sẽ công bố kế hoạch đầu tư mới, bao gồm việc xây dựng nhà máy sản xuất pin điện tử ô tôtại Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin này chưa được xác nhận.
Đồn đoán cũng có lý, bởi kể từ khi Samsung bắt đầu đầu tư lớn vào Việt Nam đến nay, nhiều lãnh đạo cấp cao của Samsung đã tới thăm Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý nhất là chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10/2012 của Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun Hee, cha của ông Lee Jae Yong. Chỉ vài tháng sau chuyến thăm bất ngờ đó, đầu năm 2013, Samsung đã quyết định đầu tư 2 tỷ USD vào Thái Nguyên.
Tháng 10/2018, ông Lee Jae Yong tới thăm Việt Nam và sau đó khoảng 1 năm, kế hoạch xây dựng Trung tâm R&D đã được công bố. Vì thế, nếu sau chuyến đi này, Samsung có những động thái mới ở thị trường Việt Nam thì cũng không có gì là lạ!
Công nghiệp bán dẫn: làm sao để hấp dẫn?
Những năm gần đây, không chỉ Samsung, mà còn nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc khác đang dốc vốn vào Việt Nam. Tính lũy kế, cho tới nay, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 70 tỷ USD. Theo dự báo, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được các dự án quy mô nhỏ và vừa của Hàn Quốc, với mục tiêu tìm kiếm cơ sở sản xuất chiến lược để xuất khẩu và tìm thị trường mới.
Tuy nhiên, để thu hút được các dự án lớn và trong các lĩnh vực công nghiệp chiến lược của Hàn Quốc, bao gồm cả công nghiệp bán dẫn, lại là một câu chuyện khác.
Samsung tất nhiên là một cái tên rất sáng giá, bởi tập đoàn này đang đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp này. Tháng 4 năm ngoái, Samsung Electronics đã công bố mục tiêu trở thành nhà sản xuất chip logic số 1 thế giới vào năm 2030, thông qua việc đầu tư 133.000 tỷ won vào lĩnh vực này. Tháng 10/2019, đến lượt Samsung Display công bố kế hoạch đầu tư 13.000 tỷ won đến năm 2025 để nâng cấp các cơ sở sản xuất màn hình LCD và cơ sở sản xuất các tấm nền chấm lượng tử tiên tiến.
Có một điều lạ là, trong khi liên tục dịch chuyển các nhà máy sản xuất thiết bị di động, tivi… khỏi Trung Quốc, thì bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, bất chấp làn sóng dịch chuyển đầu tư sau Covid-19, Samsung vẫn đầu tư lớn vào thị trường này trong lĩnh vực bán dẫn. Tháng 12 năm ngoái, tờ Nikkei đưa tin, Samsung Electronics sẽ đầu tư thêm 8 tỷ USD vào nhà máy chip nhớ ở Trung Quốc.
Không chỉ Samsung, trong năm 2019, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án quy mô lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, linh kiện điện tử, pin Li-on… ở Trung Quốc. Điều này “đi ngược” với xu thế dịch chuyển vốn đầu tư hiện nay, nhưng có vẻ phù hợp với định hướng của Trung Quốc. Quốc gia này đang tập trung phát triển công nghiệp bán dẫn, thậm chí còn nuôi tham vọng vượt cả Mỹ trong lĩnh vực này. Cộng thêm việc có thị trường rộng lớn, Trung Quốc đang như thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn.
Trong khi đó, Việt Nam cũng rất mong mỏi hút đầu tư vào lĩnh vực này. Các địa phương như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội đều đã nhiều lần công bố kế hoạch đó, song thực tế, không nhiều nhà đầu tư sẵn sàng dốc vốn vào Việt Nam. Ngoài Intel, với dự án sản xuất chip 1 tỷ USD ở TP.HCM và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, thì còn có thể kể đến Renesas, Applied Micro, Splendid, Sonion…, nhưng dự án quy mô còn nhỏ.
Gần đây, sau khi đầu tư một nhà máy quy mô nhỏ ở Bắc Ninh, Hana Micron lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào Bắc Giang trong vòng 10 năm tới. Nhà sản xuất bán dẫn nổi tiếng ở Hàn Quốc này đã “theo chân” Samsung vào Việt Nam.
Vì thế, kỳ vọng đang được đặt ra, một khi Samsung thực sự đầu tư nhà máy sản xuất bán dẫn ở Việt Nam, thì sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư khác “nhảy vào”, giống như cách mà Samsung đã làm được với công nghiệp điện tử.
Tuy nhiên, không dễ để Việt Nam thu hút được đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Vấn đề không chỉ nằm ở dung lượng thị trường, công nghiệp hỗ trợ, nguồn nhân lực, logistic, mà còn là các chính sách phát triển kinh tếngành, chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực này. Để thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn, có lẽ, Việt Nam cần có một sự chuẩn bị mang tính nền tảng hơn.
Với 3 tổ hợp công nghệ cao ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM và một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đang được xây dựng tại Hà Nội, Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Chính Samsung đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất thiết bị di động lớn trên toàn cầu.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/694e798739.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。