游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:40:06
Trời Tây Nguyên những ngày tháng 3 trong xanh,ởnhiềucửađếnTâyNguyêkq bóng đá tây ban nha rất gần, tưởng như giơ tay ra là chạm đến những tầng mây trắng đang lững lờ trôi qua những vạt đồi cà phê xanh trổ những nhành hoa trắng như tuyết. Anh lái xe của Ban Quản lý Dự ánThủy điện miền Trung hồ hởi khoe, bây giờ muốn lên Tây Nguyên đi hướng nào cũng được. Từ Duyên hải miền Trung theo tuyến Hồ Chí Minh hay Quốc lộ 24, 19 từ Bình Định - Gia Lai; Quảng Ngãi - Kon Tum… Muốn đi phía Nam lên thì theo Quốc lộ 18, 20, 25, 26. Đó là chưa kể nay mai, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được xây dựng. “Còn một đường nữa là có điều kiện và đi nhanh hơn thì… đi máy bay”, nói rồi, anh phá lên cười vang, như nói thay niềm lạc quan cho vùng đất đầy nắng gió này.
Đường lớn đã mở…
Tây Nguyên rộng lớn, tiềm năng kinh tếđa dạng, đồng thời là vị trí chiến lược về an ninh quốc gia. Vì vậy, Tây Nguyên cần một cú huých để phát triển, đó chính là việc mở rộng cánh cửa giao thương, tạo nền tảng vững chắc về hạ tầng, để chào đón các nhà đầu tưđến với vùng đất này.
Quốc lộ 14, trục xương sống lên Tây Nguyên, đã được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: Hà Minh |
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên diễn ra tại Gia Lai trung tuần tháng 4/2016, lãnh đạo các địa phương này đều xác định, Tây Nguyên có thừa tiềm năng, nhưng điều kiện phát triển hiện nay chưa đủ để kích hoạt. Để tạo đòn bẩy cho khu vực này phát triển, hàng loạt trục giao thông quan trọng đã được đầu tư nâng cấp mở rộng như những cánh tay nối dài đưa Tây Nguyên gần hơn với phía Nam, Duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2010-2015, Nhà nước đã đầu tư trên 62.600 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp đường bộ khu vực Tây Nguyên, gồm đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, các quốc lộ 20, 19, 26, 14C, 24, 25, 28, 27…, với tổng chiều dài gần 1.200 km. Trong đó, dự án động lực phải kể đến là tuyến Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, với tổng chiều dài 663 km, được Bộ Giao thông - Vận tải cùng các tỉnh Tây Nguyên tổ chức khánh thành từ tháng 11/2015, đã rút ngắn 1/3 thời gian chạy xe.
Tuyến đường này trên thực tế cũng như được nhìn nhận là tuyến đường xương sống quan trọng nhất nối Tây Nguyên với TP.HCM, Đông Nam Bộ, TP. Đà Nẵng và Duyên hải miền Trung, vừa góp phần bảo đảm an toàn giao thông, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh Tây Nguyên thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống người dân trong khu vực.
Cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, bên cạnh những dự án đã hoàn thành, Bộ Giao thông - Vận tải đang chỉ đạo tiếp tục triển khai nhiều dự án đường bộ với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng và tổng chiều dài quốc lộ được nâng cấp, cải tạo là khoảng 681 km, bằng các nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn xã hội hoá.
Nhờ vậy, hệ thống giao thông nông thôn ở vùng Tây Nguyên có bước phát triển mạnh mẽ và đã kết nối tốt hơn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trung ương với hệ thống hạ tầng giao thông địa phương. Đường bộ khai thông, đường hàng không đến Tây Nguyên cũng đã được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng với 3 cảng hàng không gồm Pleiku (Gia Lai), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Liên Khương (Lâm Đồng) để tiếp tục làm bệ phóng cho Tây Nguyên cất cánh.
Vẫn còn nhiều hạn chế
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, dẫu đã được quan tâm đầu tư nhiều tuyến đường huyết mạch, nhưng kết cấu hạ tầng vùng nói chung, giao thông nói riêng tại Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối. Đây chính là điểm “nghẽn” của quá trình phát triển…
Vì vậy, trong giai đoạn 2016-2020, định hướng chỉ đạo của Ban chỉ đạo là sẽ tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Tây Nguyên phát triển toàn diện, bền vững. Trong đó có giải pháp tiếp tục phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, lấy đường Hồ Chí Minh làm trục chính, phát triển các trục đường ngang; nghiên cứu khai thác giao thông đường thủy nội địa tại các đoạn sông Sê San, Sêrêpôk và các hồ nước do các đập thủy điện tạo ra…
Để gắn kết Tây Nguyên với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, kết nối giao thương với các nước láng giềng, theo các chuyên gia quy hoạch: có 2 định hướng liên kết hạ tầng vùng Tây Nguyên, bao gồm: tiếp tục đẩy mạnh liên kết Bắc - Nam, kết nối khu vực với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Đông Nam Bộ bằng các giải pháp xây dựng tuyến đường sắt chạy dọc Tây Nguyên. Đồng thời, kết hợp với đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc tạo thành trục kỹ thuật, làm cơ sở quan trọng để phát triển trung tâm kinh tế lớn của toàn vùng và hình thành các trung tâm chuyên ngành mới.
Bên cạnh đó, tăng cường liên kết Đông - Tây, kết nối Tây Nguyên với các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với Lào, Campuchia và các nước tiểu vùng sông Mê Kông theo 4 hành lang kinh tế dọc các tuyến quốc lộ, trong đó, định hướng hành lang dọc Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa - Đắk Lắk - Đắk Nông với Campuchia…
Theo Bộ Giao thông - Vận tải, tổng số vốn đã bố trí và huy động cho các dự án cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 65.000 tỷ đồng để đầu tư đồng bộ các đoạn tuyến còn lại theo thứ tự ưu tiên có chiều dài khoảng 1.380 km. Hiện Bộ này đã phê duyệt “Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Đây là căn cứ, định hướng quan trọng để đầu tư, phát triển các công trình giao thông quốc gia và địa phương một cách đồng bộ.
Riêng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài khoảng 200 km, tổng mức đầu tư khoảng 64.000 tỷ đồng, đã được Bộ Giao thông - Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương phân kỳ đầu tư để đưa vào khai thác năm 2020.
Và giấc mơ một ngày không xa, người dân Tây Nguyên khi xuôi về Duyên hải miền Trung nắng gió, phương Nam hiền hòa sẽ đi trên những chuyến tàu mang những âm thanh đặc trưng của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接