【tuy số bóng đá】“Khấp khởi” chờ sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

khap khoi cho san giao dich von cho doanh nghiep khoi nghiepThủ tướng chỉ thị tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
khap khoi cho san giao dich von cho doanh nghiep khoi nghiepTạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp
khap khoi cho san giao dich von cho doanh nghiep khoi nghiepĐề tài khoa học về thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp được bảo vệ thành công
khap khoi cho san giao dich von cho doanh nghiep khoi nghiep
Các DN khởi nghiệp và nhà đầu tư tại Việt Nam vẫn cần một cơ chế để đến gần nhau hơn. Ảnh: H.Dịu.

Tăng khả năng kết nối

Hiện trên thế giới đã có một số nước hình thành sàn giao dịch chứng khoán dành riêng cho các DN khởi nghiệp để giúp cộng đồng khởi nghiệp huy động vốn trực tiếp từ xã hội,ấpkhởichờsàngiaodịchvốnchodoanhnghiệpkhởinghiệtuy số bóng đá cũng như các quỹ đầu tư; có luật chơi riêng cho các DN khởi nghiệp, giúp các DN khởi nghiệp phát huy được lợi thế rõ ràng khi phát triển đến một mức cao hơn.

Trong đó, Hàn Quốc được đánh giá là quốc gia tiên phong và thành công trong việc xây dựng sàn giao dịch chứng khoán chuyên biệt dành riêng cho DN khởi nghiệp - Sàn Giao dịch chứng khoán Korea New Exchange (KONEX). Về bản chất, sàn KONEX cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại chúng, nhưng được thành lập riêng cho các DN khởi nghiệp và các DN nhỏ và vừa với điều kiện niêm yết, năng lực tài chính và hồ sơ pháp lý không quá chặt chẽ. Các DN khởi nghiệp đăng ký trên sàn KONEX chỉ cần đáp ứng được 1/3 tổng số yêu cầu đăng ký trên sàn KOSDAQ. Tuy nhiên, việc công bố thông tin và minh bạch vẫn phải đặt lên hàng đầu như các sàn giao dịch khác.

Tại Việt Nam, phần lớn DN khởi nghiệp Việt Nam huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức chuyên đầu tư ở giai đoạn rất sớm, khi DN chưa có lợi nhuận; thậm chí đầu tư vào các cá nhân/nhóm cá nhân chưa thành lập DN mà mới chỉ đang phát triển sản phẩm, dịch vụ (nhà đầu tư thiên thần). Trên thực tế, việc huy động vốn của các DN khởi nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do các DN khởi nghiệp hướng đến phân khúc sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới thường gặp nhiều rủi ro về mặt công nghệ và thị trường; các DN khởi nghiệp thường không có nhiều tài sản hữu hình mà chỉ có tài sản trí tuệ nên khó thế chấp, vay vốn ngân hàng. Trong khi số lượng nhà đầu tư quan tâm cũng như có đủ kinh nghiệm và kiến thức để đầu tư vào các DN khởi nghiệp còn hạn chế. Chỉ các DN khởi nghiệp nổi trội - tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ thông tin, chứng minh được tính thị trường của ý tưởng thì mới kêu gọi được vốn đầu tư.

Bà Nhữ Quỳnh Anh, Giám đốc điều hành ứng dụng Finbox - Cố vấn đầu tư chứng khoán cho hay, dù hiện vẫn chưa rõ cơ chế hoạt động của sàn giao dịch vốn tại Việt Nam như thế nào nhưng hy vọng đây sẽ là nơi để cộng đồng khởi nghiệp và nhà đầu tư biết đến nhau và kết nối với nhau.

Cần nhiều nguồn lực

Kỳ vọng về một sàn giao dịch vốn cho DN khởi nghiệp, ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Cố vấn cấp cao Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Trưởng làng Công nghệ nông nghiệp Techfest Việt Nam cho rằng, sàn giao dịch được thành lập sẽ giúp tách biệt nơi gọi vốn giữa DN khởi nghiệp với DN nhỏ và vừa, giúp xóa đi những rào cản về quy định trong góp vốn khởi nghiệp, giúp nhà đầu tư dễ dàng rót vốn và thoái vốn. Bởi hiện nay, quy định về đầu tư cho khởi nghiệp đang bị chồng chéo giữa các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư, DN.

Tuy nhiên, việc thành lập được sàn giao dịch vốn này không phải trong “ngày một, ngày hai”. Ông Đàm Quang Thắng cho hay, thị trường để đầu tư cho khởi nghiệp tại Việt Nam mới bắt đầu khởi động, nên chưa đủ tính hấp dẫn để các nhà đầu tư tham gia. Hơn nữa, không ít DN khởi nghiệp đưa “lên mây” những con số tài chính, khiến tính minh bạch của số liệu chưa cao, trong khi chúng ta lại chưa có đơn vị xác thực số liệu nên ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Vì đầu tư cho khởi nghiệp là mạo hiểm nhưng phải có mức độ, mạo hiểm quá thì không hấp dẫn nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều DN khởi nghiệp cũng chia sẻ, các nhà đầu tư hiện vẫn chưa quá “hào hứng” với các thủ tục về đầu tư, rót vốn vào DN khởi nghiệp. Bởi các nhà đầu tư cần thời gian để kiểm nghiệm về năng lực thực sự của dự án khởi nghiệp. Vì thế, sàn giao dịch vốn ra đời phải có cơ chế để kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đồng thời đa dạng sản phẩm giao dịch, nếu không đây sẽ chỉ là nơi để gặp gỡ giữa các dự án, DN khởi nghiệp và nhà đầu tư.

Chính từ những khó khăn trên, ông Đàm Quang Thắng cho rằng, chúng ta nền học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc và các nước trong khu vực, để thành lập nên hệ sinh thái tập trung cho chủ thể nhà đầu tư và khởi nghiệp. Chúng ta phải học tập kinh nghiệm để đưa ra các chỉ tiêu, điều kiện lên sàn cũng như quy định về tính minh bạch số liệu. Đặc biệt, cơ quan chủ quản nghiên cứu như Bộ Tài chính phải thành lập bộ phận đánh giá các DN, dự án một cách chính xác. Do đó, theo ông Thắng, những công việc này không hề đơn giản, cần nhiều nguồn lực để sàn hoạt động hiệu quả.

Cúp C2
上一篇:HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
下一篇:Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước