【trận đấu dewa united】Thêm một tư liệu liên quan đến Hội Quảng Tri – Huế
Báo Quyết Chiến đưa tin về tuần lễ văn hóa tại nhà Đại Chúng (Hội Quảng Tri) tháng 11/1945. Ảnh tư liệu của Dương Phước Thu
Các tư liệu cho thấy,êmmộttưliệuliênquanđếnHộiQuảngTri–Huếtrận đấu dewa united nơi đây gắn liền với tên tuổi các chí sĩ yêu nước, như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng…; các nhà hoạt động cách mạng, như Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hoàng Anh…; các tên tuổi văn hóa lớn như Đào Duy Anh, Đạm Phương Nữ Sử, Phạm Quỳnh, Nguyễn Lân, Đào Đăng Vỹ, Manh Manh Nữ Sĩ, Ưng Quả, Hoài Thanh …
Với TP Huế, từng là nơi HĐND Thuận Hóa họp lần thứ nhất sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Nhiều ấn phẩm văn hóa đã xuất bản tại đây, trong đó nổi bật là Tập văn họa Kỷ niệm Nguyễn Du. Đây cũng là nơi đóng tòa soạn của một số tớ báo cách mạng, trong đó có Tạp chí Đại Chúng, Cơ quan Văn hóa cứu quốc Trung bộ…
Trong chuyên đề đó, bài viết “Hội Quảng Tri – Nhà Đại chúng Huế” của nhà nghiên cứu Dương Phước Thu đã cung cấp một tư liệu quý: Báo Quyết Chiến đưa tin về tuần lễ văn hóa tại nhà Đại Chúng (Hội Quảng Tri) tháng 11/1945. Theo đó, trong Tuần lễ văn hóa, có các chương trình “Đêm kịch Việt Minh”, hôm 22/11/1945, “Đuốc Văn hóa” tối 23/11, hai đêm tinh hoa tại Nhà Đại chúng, hai đêm kịch do Ban kịch Quê hương trình bày…Đáng chú ý là “buổi nói chuyện đặc biệt” của “Đoàn Xây dựng” tại Nhà Đại chúng tối thứ bảy ngày 18/5/1945, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nói về “Vấn đề sáng tác”, nhà văn Lưu Quý Kỳ nói về “Giai đoạn mới trong cuộc chiến đấu của Văn hóa Việt Nam”, nhà thơ Lưu Trọng Lư nói về “Đại chúng đi tìm nhà thơ của họ”, nhà thơ Tố Hữu trình bày ba bài thơ…
Mới đây, khi đọc cuốn hồi ký “Những kỷ niệm khó quên” của nhạc sĩ Trần Hoàn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5/1998), chúng tôi biết được nhạc sĩ Trần Hoàn dành rất nhiều trang kể về nhà thơ Tố Hữu, trong đó có kể chuyện hoạt động của nhà thơ Tố Hữu tại Nhà Đại chúng (Hội Quảng Tri - Huế). Lúc bấy giờ, đồng chí Nguyễn Chí Thanh là Bí thư Xứ ủy Trung kỳ, nhà thơ Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Huế, nhạc sĩ Trần Hoàn là Ủy viên Thường vụ của Đoàn học sinh Cứu quốc Thuận Hóa (Phan Tử Quang làm Bí thư).
Dưới đây là đoạn trích các trang 321, 322 của sách nói trên:
“Tôi còn nhớ rõ đêm sinh hoạt văn hóa tưng bừng của Văn hóa Cứu quốc tại rạp Quảng Tri ở đường Hàng Bè (sau này đổi tên là rạp Đại Chúng). Đây là một kiểu “Nhà văn hóa” để truyền bá quan điểm cách mạng, thuyết trình giới thiệu thơ văn, âm nhạc, kịch cách mạng và Đoàn học sinh Cứu quốc chúng tôi, luôn luôn giữ vai trò nòng cốt.
Hội trường chật ních người. Sau khi tuyên bố lý do là sinh hoạt văn nghệ. Anh Tố Hữu đến dự và khai mạc đêm đó.
Cử tọa chờ đợi nhiều ở Tố Hữu, vì không phải ai cũng đã được gặp anh. Dưới ánh sáng đèn lung linh, Tố Hữu bước lên sân khấu. Giải đáp một vài điều mà cử tọa quan tâm về nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ, Tố Hữu vừa đọc vừa ngâm bài “Tiếng hát đi đày”. Hội trường im phăng phắc lắng nghe:
“Đường lên xứ lạ Kông Tum,
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao
Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?
Muốn gầm một tiếng tan u uất
Hận bỗng tuôn theo gió thổi dài.
…
Chao ôi, xưa cũng chốn này đây
Thân bạn vùi xương dưới gốc mây
Roi vụt nát tay bầy lính rợ
Máu dầm khoái mắt lũ đồn Tây
Mỗi hòn đá đó, bao hòn huyết
Một khúc cầu đây mấy khúc thây!
Hỡi những anh đầu qua trước đó
Biết chăng còn lắm bạn đi đày!...”
Vần thơ trữ tình, giọng nói ấm áp, anh chế ngự cả hội trường chật kín người vòng trong vòng ngoài. Bài thơ vừa dứt, tiếng vỗ tay vang dội. Những tiếng trầm trồ bàn tán. Nhiều thanh niên nam nữ đứng hẳn dậy để được nhìn anh cho rõ. Người ta không ngờ một Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Huế, một tù chính trị kiên cường, bất khuất qua những vần thơ lửa cháy, lại là một con người nho nhã, lịch thiệp, có giọng nói rất “mệ”, tuổi đời còn trẻ, dường như hiểu được mọi thế thái nhân tình.
Với đêm ra mắt đó, Tố Hữu không còn là một thần tượng nữa, mà anh trở thành một chiến sĩ, nghệ sĩ, hình ảnh anh đã in đậm trong lòng tôi và cả lòng dân thành phố Huế.
Sau đó ít lâu, tôi không có dịp gặp lại anh. Trong những cuộc sinh hoạt thơ, chỉ có anh Nguyễn Chí Thanh đến dự đều, và chăm sóc, giáo dục chúng tôi.
Hỏi ra mới biết, giữa năm 1946, Tố Hữu được Trung ương điều ra Hà Nội phụ trách công tác tuyên truyền và văn hóa”…
Những trang tư liệu này cho thấy Hội Quảng Tri – Huế thời gian ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là nơi sinh hoạt văn hóa chính trị gần như chủ yếu của cách mạng Thuận Hóa - Huế và Xứ ủy Trung Kỳ.
Hồ Đăng Thanh Ngọc
相关推荐
- Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- Cảnh báo những tai nạn thương tâm do chó Pitbull
- Phát hiện 3.600 lọ nước uống hương trái cây nhập lậu 'tuồn' vào cổng trường học
- Quá nhiều rủi ro khi dùng lốp ô tô mỏng tài xế không nên mạo hiểm
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Cách kiệm điện hiệu quả nhất khi sử dụng điều hòa vào mùa hè
- Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 28/11//2024
- Hộp số ô tô nhanh hỏng do sai lầm của tài xế