Điều kiện vay dễ dãi,índụngtiêudùngCàngdễdãicàngnặngrủtỷ số ngoại rủi ro cao PV:Hiện nay, dịch vụ cho vay tiêu dùng đang nở rộ tại các NH, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này? TS.Nguyễn Trí Hiếu:Trong bối cảnh DN đang gặp nhiều khó khăn, đầu ra của NH đang bị trở ngại, việc cho vay tiêu dùng là một trong những giải pháp cần làm của NH. Đặc biệt qua 10 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng chưa đạt mức mong muốn, cho vay tiêu dùng cũng là một đầu ra của dòng tiền đang ứ đọng trong NH nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn. Điểm tích cực ở đây là, tại rất nhiều quốc gia, đóng góp phần lớn vào GDP là do sự tiêu thụ, tiêu dùng của các cá nhân. Ví như ở Mỹ, GDP đến từ nguồn tiêu dùng cá nhân chiếm tới 75%. Tất nhiên, Việt Nam tỷ lệ này còn nhỏ, nhưng chắc chắn việc người dân thúc đẩy tiêu dùng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế. Đó là một điều tốt.
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề cho vay tiêu dùng là rủi ro rất lớn. Nợ xấu từ đầu năm đến nay tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến việc nhiều cá nhân khi được cho vay tiêu dùng đã không sử dụng đúng mục đích và không hoàn trả lại NH, gây nên sự rủi ro lớn về tín dụng tiêu dùng cá nhân, tín dụng cá nhân. PV:Ông đánh giá như thế nào về thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng của các NHTM hiện nay? TS.Nguyễn Trí Hiếu:Hiện nay trên thị trường, nhiều NH áp dụng chỉ tiêu phát hành thẻ cho các chi nhánh, chi nhánh lại áp cho nhân viên. Với áp lực như thế thì tất nhiên sẽ gây nên sự phát hành lỏng lẻo, dễ dàng, thậm trí là bừa bãi để đủ chỉ tiêu. Đây là điều đi ngược lại với việc quản lý rủi ro. Thực tế, đang có rất nhiều thẻ tín dụng được phát hành dưới dạng tín chấp, cho vay không có tài sản bảo đảm. Phần lớn thẻ tín dụng chỉ dựa trên thu nhập của khách hàng, công việc của khách hàng hay lịch sử mà khách hàng đã làm việc, giao dịch với NH. Ví như trong trường hợp khách hàng bị mất việc hoặc thu nhập trong tương lai của họ bị ảnh hưởng thì sẽ dẫn đến hậu quả là khả năng hoàn trả NH sẽ mất hay bị giới hạn. PV:Vậy theo ông, thực trạng chất lượng tín dụng đang ngày càng kém đi như vậy có ảnh hưởng như thế nào tới NH? TS.Nguyễn Trí Hiếu:Chất lượng tín dụng kém sẽ làm cho thanh khoản của NH chịu những tác động tiêu cực. Khi NH cho vay, số tiền cho vay theo một chu kỳ nào đó sẽ trở lại với NH. Nếu khách hàng mất khả năng thanh toán, dòng tiền bị ách tắc và không trở lại NH. Khi đó, nợ xấu tăng cao, NH bị thiếu hụt một lượng tiền để trả lại cho khách hàng gửi tiền, NH bị mất tính thanh khoản và có thể ảnh hưởng tới sự sống còn của NH đó. Cần có trung tâm tín dụng PV:Theo ông, làm thế nào để NH tránh những rủi ro khi đẩy mạnh cho vay tiêu dùng? TS.Nguyễn Trí Hiếu:Hiện tại, ở Việt Nam chưa có hệ thống thông tin tín dụng rộng rãi cho toàn quốc. NHNN đã có Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng. Các NH thường vào trung tâm này để lấy dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả khách hàng đều có dữ liệu trong hệ thống của CIC. Trên thế giới, nhiều quốc gia có trung tâm cung cấp thông tin tín dụng, như ở Mỹ có 3 trung tâm cung cấp cho tất cả NH của Mỹ. Trong đó bao gồm thông tin cá nhân, thông tin về lịch sử vay của tất cả khách hàng trong hệ thống NH. Vì vậy, họ có thể kiểm soát rủi ro tín dụng rất chặt chẽ và hiệu quả. Ở Việt Nam chưa có một trung tâm như vậy. Theo tôi, NHNN nên nghiên cứu, xem xét thành lập một trung tâm tín dụng phổ biến như thế. Yêu cầu tất cả NH phải cung cấp thông tin khách hàng của mình về số tiền vay, lịch sử trả nợ, tài sản bảo đảm, nơi ở… Đồng thời, các NH cần phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt khi cho vay tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. PV:Xin cảm ơn ông! Tố Uyên |