会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá aff hôm nay】Bí kíp vượt "cửa ải" Jeff Bezos nếu muốn trở thành nhân viên Amazon!

【kết quả bóng đá aff hôm nay】Bí kíp vượt "cửa ải" Jeff Bezos nếu muốn trở thành nhân viên Amazon

时间:2025-01-10 09:56:48 来源:88Point 作者:Cúp C1 阅读:387次

Bí kíp vượt "cửa ải" Jeff Bezos nếu muốn trở thành nhân viên Amazon

Thu Hằng

Để được vào làm việc tại nền tảng thương mại điện tử danh giá Amazon,íkípvượtcửaảiJeffBezosnếumuốntrởthànhnhânviêkết quả bóng đá aff hôm nay ứng viên sẽ cần nhiều hơn một bản lý lịch ấn tượng: Ấy là khả năng trở thành ngôi sao ở Amazon hay không!

Vào cuối tháng 6, hãng tư vấn Kantar có trụ sở tại Vương quốc Anh công bố danh sách BrandZ thường niên, xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất hành tinh năm 2020. Theo đó, Amazon tiếp tục đứng đầu với 415,9 tỷ USD. 

Đó cũng là một trong những tiêu chí then chốt đưa Amazon giữ vững vị trí top đầu trong bảng xếp hạng nơi làm việc tốt nhất thế giới của LinkedIn hàng năm.

Amazon là công ty được đánh giá cao bởi đội ngũ lãnh đạo, đứng đầu là doanh nhân tỷ phú Jeff Bezos, người có văn hóa làm việc tích cực và tốc độ vượt bậc. Vì vậy, số lượng hồ sơ xin việc vào nền tảng thương mại điện tử này tăng cao hàng năm. Thế nhưng, để trúng tuyển vào Amazon, ứng viên sẽ cần nhiều hơn một bản lý lịch ấn tượng.

Vị CEO khó tính trong tuyển dụng

Ngay từ những năm đầu thành lập, thời điểm Amazon chỉ có khoảng 2.100 nhân viên, nhà sáng lập kiêm CEO Jeff Bezosđã rất khó tính trong việc tuyển dụng, đặc biệt ở những vị trí cốt cán.

Nicholas Lovejoy, nhân viên thứ 5 gia nhập Amazon vào năm 1995, tiết lộ, Bezos sẽ trực tiếp “hỏi xoáy đáp xoay” mọi ứng viên. “Một trong những phương châm của ông ấy là gia tăng tiêu chí tuyển dụng trong những lần tiếp theo”, Lovejoy nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1999 với Wired.

Jeff Bezos - Vị CEO khó tính của Amazon. 

Hiện tại do lịch trình bận rộn và tốc độ phát triển nhanh chóng của Amazon, Bezos - người có khối tài sản ròng khoảng 192 tỷ USD (theo Forbes) - khó có thời gian gặp gỡ mọi ứng viên.

Tuy nhiên, Bezos vẫn luôn xem trọng việc tuyển dụng nhân viên. Để đảm bảo công ty đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển dụng cao, trong thư gửi cổ đông năm 1998, CEO Amaozon đã vạch ra 3 câu hỏi trọng tâm để các lãnh đạo cân nhắc trước khi tuyển dụng nhân viên mới.

Ba câu hỏi phỏng vấn làm nên thương hiệu Amazon

Dù được viết từ 22 năm trước, đây là những câu hỏi vượt thời gian mà cả người quản lý tuyển dụng lẫn ứng viên nên nghĩ đến trước khi bước vào bất kỳ buổi phỏng vấn nào. 

Tom Popomaronis, Phó chủ tịch đổi mới tại Massive Alliance, sẽ đưa ra lời khuyên để ứng viên tự tin vượt qua những câu hỏi này một cách tốt nhất. Popomaronis có nhiều bài viết chuyên sâu được đăng tải trên Forbes, Fast Company và The Washington Post. Năm 2014, anh được Tạp chí kinh doanh Baltimore bình chọn là một trong những doanh nhân thành đạt dưới 40 tuổi “40 Under 40”.

"Liệu bạn sẽ ngưỡng mộ người này chứ?"

“Hãy nghĩ về những người mà bạn ngưỡng mộ trong cuộc sống, họ là những người bạn có thể học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ họ”, Bezos viết trong bức thư và nói thêm rằng ông luôn cố gắng chỉ làm việc với người mà ông ngưỡng mộ.

Lời khuyên của Tom Popomaronis: Hai đặc điểm đáng ngưỡng mộ mà nhà tuyển dụng muốn nghe đó là sự chính trực và khả năng lãnh đạo. Để xác định điều này, ứng cử viên được yêu cầu mô tả cách họ giải quyết tình huống khó khăn. Qua đó, nhà tuyển dụng biết ứng viên có sử dụng chiến lược ngoại giaonào để giải quyết vấn đề hay không, có tin tưởng được không hay cách tư duy nói lên điều gì về con người của họ?

Nhân viên làm việc tại một kho hàng của Amazon. 

“Liệu người này có giúp tăng hiệu quả công việc của nhóm không?

“Thang tiêu chuẩn luôn đi lên. Tôi yêu cầu mọi người hình dung công ty sẽ phát triển thế nào trong 5 năm tới”, Bezos viết trong bức thư gửi các nhà lãnh đạo.

Theo Bezos, nhân viên mới phải có mục tiêu để góp phần giúp công ty phát triển vượt bậc. Họ sẽ phải nỗ lực chiến đấu thay vì những đóng góp thông thường. Vấn đề là, các nhà quản lý tuyển dụngkhó biết được liệu một ứng viên sau khi được tuyển dụng có tiếp tục gắn bó, mong muốn phát triển cùng công ty trong nhiều năm tới hay không.

Lời khuyên của Tom Popomaronis: Bezos luôn hỏi các ứng viên rằng họ hình dung về công ty như thế nào trong 5 năm tới. Trước cuộc phỏng vấn, ứng viên hãy nghiên cứu các giá trị của Amazon và chuẩn bị sẵn sàng để nói về cách bạn dự định vượt qua những kỳ vọng và mục tiêu khi công ty phát triển.

“Người này có thể trở thành ngôi sao ở điểm nào?”

Ngoài kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, Bezos cũng đề cao tài năng cá nhân của ứng viên.

CEO Amazonyêu cầu nhân viên mới phải có ít nhất một kỹ năng hoặc sở thích đặc biệt nào đó có thể đóng góp cho văn hóa công ty, khiến nơi làm việc trở nên vui vẻ và thú vị hơn. Những kỹ năng này không nhất thiết phải liên quan đến công việc, ví dụ như nhân viên của công ty là nhà vô địch quốc gia trong cuộc thi đánh vần. 

CEO Amazon khuyến khích nhân viên thể hiện cá tính của mình góp phần khiến nơi làm việc vui vẻ và thú vị hơn. 

Những nhân viên ngôi sao có thể là người láu cá hay có chút nổi loạn. Dù những kiểu người trên có thể hơi khó chịu, không phải là người dễ hòa đồng nhưng sự xuất hiện của họ trong tổ chức sẽ kích thích tư duy đổi mới.  

Lời khuyên của Tom Popomaronis: Việc có sở thích kỳ lạ hay sở hữu kỹ năng độc đáo không liên quan đến công việc có thể cho bạn góc nhìn khác về mọi chuyện. Đừng ngại khi cho chúng vào sơ yếu lý lịch và tìm cách nhắc đến chúng trong buổi phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng rất hứng thú khi nghe ứng viên nói về việc thành công khi áp dụng giải pháp sáng tạo cho một vấn đề hay cách họ đóng góp vào văn hóa công ty theo cách vui vẻ và thú vị.