88Point88Point

【nhận định ac】Người dân khắc khoải chờ nạo vét kinh Chanh

Báo Cà Mau(CMO) Từ lâu, con kinh Chanh (Chín Nhái) là nguồn sống của gần 30 hộ dân ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân. Nhưng hiện nay, con kinh này đang dần khô cạn và đó cũng là nguyên nhân làm cho đời sống của bà con nơi đây lao đao.

Ông Nguyễn Văn Chuyển, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Giáp Nước, cho biết trước đây bà con sản xuất và đi lại phụ thuộc hoàn toàn vào con kinh Chống Mỹ. Nhưng từ khi xây dựng lộ nhựa về Khu căn cứ Tỉnh ủy (Bến Đìa – Giáp Nước) thì bà con không thể lấy nước vào nuôi tôm do con lộ ngăn cách.

Phía bên trái đường mòn này là con kinh Chanh (Chín Nhái), khô cạn vào lúc triều xuống, gây khó khăn cho người nuôi tôm nới đây.

Ở đây, trung bình mỗi hộ dân có trên 1 ha đất nuôi tôm. Không đường lấy nước, buộc lòng họ phải tận dụng đường nước từ kinh Chanh hơn 10 năm nay. Đến thời điểm này, con kinh đã khô cạn nhưng vẫn chưa được nạo vét do mâu thuẫn phát sinh từ các hộ dân sống ven con kinh.

Ông Chuyển cho biết thêm, ở đầu kinh có cây cầu bê tông nhỏ, không thể tháo bỏ để cho xáng vào nạo vét kinh do bà con ở đây đi lại phụ thuộc hoàn toàn vào cây cầu này. Còn ở cuối kinh thì có 2 hộ dân kiên quyết không chấp nhận đưa xáng đi qua phần đất của mình.

Liên hệ với gia đình chị Lê Thanh Thúy và anh Lê Kiên Trung, hộ dân ở cuối con kinh để tìm hiểu rõ nguyên nhân không đồng ý cho xáng múc vào nạo vét kinh, chị Thúy cho biết: “Gia đình tôi có hơn 20 công đất sản xuất nhưng lấy nước ở kinh Chống Mỹ, không phụ thuộc gì vào kinh Chanh. Lúc trước, thấy bà con nuôi tôm thất bát vì không có nước nên tôi từng đồng ý cho xáng vào nạo vét. Nhưng xáng múc đất dưới lòng kinh càng sâu thì bên bờ đất của gia đình tôi sạt lở càng nhiều, vì là đất phân. Mà sạt lở đất bao nhiêu thì hộ gia đình bên kia con kinh lại ngang nhiên lấy phần đất đó bồi đắp bên bờ của họ rồi làm bờ kè kiên cố. Thế nên, bây giờ chúng tôi kiên quyết không cho xáng vào nữa”.

Cây cầu kinh Chanh không thể phá bỏ vì đây là tuyến giao thông huyết mạch của người dân.

Mâu thuẫn này khiến mấy chục hộ gia đình sống nhờ vào con kinh Chanh phải gánh chịu. Mấy năm gần đây, vuông tôm của họ khô đáy vào mùa hạn nên không nuôi tôm được nữa, nhiều người buộc lòng phải tha phương để mưu sinh. Mặc dù đất đai bạc ngàn nhưng họ không thể bám đất, bám làng.

Ông Trần Minh Thời, 68 tuổi, một thời là người giàu có nhất khu này, nói: “Đất đai của tôi mấy chục công mà giờ đây 4 đứa con phải đi Bình Dương làm mướn hết. Chỉ có hai vợ chồng già không nỡ xa quê nên cố bươn chãi sống qua ngày. Bây giờ, tôi làm vuông đâu mong trúng tôm như người khác mà chỉ mong có cá để ăn. Trung bình con nước xổ vuông chỉ vài chục ngàn đồng”.

Ông Thời mong mỏi: “Giờ tôi và bà con ở đây chỉ mong xáng vào nạo vét lại con kinh để có nguồn nước phục vụ sản xuất. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì không biết đời sống bà con ra sao nữa”.

Đó là lời cầu mong thống thiết của những hộ dân sinh sống nhờ vào con kinh Chanh, ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận. Và ai sẽ là người đứng ra giúp họ?

Ông Phan Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Tân cho biết, có nhiều nguyên nhân kinh Chanh (Chín Nhái) bị khô cạn. Nguyên nhân chủ yếu là việc người dân tự ý chuyển dịch sang nuôi tôm rồi đấp đất lại làm cho một số hộ dân bên trong con kinh không thể lấy được nước; và một phần cũng do mâu thuẫn giữa các hộ dân. Hộ dân nằm ngoài con kinh không cho xáng vào vì sợ sạt lở bờ đất của họ. Nhưng thực tế phần đất kinh Chanh này là đất công cộng, không thuộc quyền sử dụng của bất cứ hộ dân nào. Sắp tới, chúng tôi sẽ mời UBND huyện Phú Tân xuống để phân tích, giải thích để họ đồng thuận cho xáng vào nạo nét kinh này.

Ngọc Trầm

赞(9646)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định ac】Người dân khắc khoải chờ nạo vét kinh Chanh