Đề án này đang được Tổng cục Hải quan,ơquanhảiquansẽlàmđầumốikiểmtrachuyênngànhtạicửakhẩket qua tran bi Bộ Tài chính khởi thảo lấy ý kiến các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp (DN) để sớm trình Chính phủ trong quý I/2020 - ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan chia sẻ.
* PV: Thưa ông, Đề án về mô hình cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện KTCN tại cửa khẩu có điểm mới nào so với các phương thức kiểm tra hàng hóa nhập khẩu hiện nay?
- Ông Âu Anh Tuấn: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP (ngày 13/11/2019) và theo chỉ đạo, phân công của Bộ Tài chính, để kịp trình Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Đề án đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nhằm tạo bước đột phá trong đơn giản KTCN ngay tại cửa khẩu, khắc phục nhược điểm của mô hình kiểm tra hàng hóa XNK hiện nay.
Trên thực tế mô hình kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK hiện nay tốn chi phí, nguồn lực đối với cả cơ quan quản lý nhà nước và của DN, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. Việc kiểm tra theo từng lô hàng nhưng kết quả phát hiện vi phạm rất thấp, chỉ được 0,1%.
Ông Âu Anh Tuấn |
Với đề án trên khi thực thi, thay vì phải KTCN từng lô hàng, cơ quan hải quan kiểm tra chính sản phẩm của DN và đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam và quốc tế, khi có dấu hiệu vi phạm mới kiểm tra, tạo thuận lợi cho DN, giảm chi phí xã hội, nâng cao trách nhiệm của DN…
* PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan chức năng khi tham gia đề án KTCN?
- Ông Âu Anh Tuấn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá mô hình hiện nay và kinh nghiệm của quốc tế (Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Campuchia, Ấn Độ), đề án đưa ra mô hình mới cho công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK theo hướng: các bộ, ngành là cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK; ban hành Danh mục hàng hóa XNK phải kiểm tra chất lượng kèm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng làm cơ sở thực hiện kiểm tra; thực hiện kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK sau thông quan.
Cơ quan hải quan là đầu mối KTCN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu (trừ những hàng hóa đặc thù như mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch).
Đối với hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra hoặc tự nguyện công bố áp dụng, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra đột xuất đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi có thông tin hàng hóa không đạt chất lượng; hoặc có cảnh báo của các bộ quản lý chuyên ngành, UBND cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất về chất lượng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Lợi ích của mô hình mới sẽ tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho một bộ máy kiểm tra chất lượng cồng kềnh, thời gian thông quan nhanh; nâng cao ý thức trách nhiệm của DN trong việc tuân thủ pháp luật về chất lượng của hàng hóa, giảm thời gian và chi phí cho DN…
* PV: Đề án này sẽ được thực hiện theo lộ trình ra sao và cơ quan hải quan sẽ có sự chuẩn bị thế nào cho việc đảm bảo nhân lực, vật lực khi triển khai thực tế, thưa ông?
- Ông Âu Anh Tuấn: Để triển khai được mô hình mới trong công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK, ngày 18/12, cơ quan hải quan cũng đã tổ chức tiến hành lấy ý kiến các bộ, ngành.
Đại diện các bộ, ngành đều đồng thuận với mục tiêu của đề án mà cơ quan hải quan đưa ra. Tổng cục Hải quan đưa ra lộ trình triển khai thực hiện đề án 5 năm, từ năm 2020 đến hết 2024 và đề nghị các bộ, ngành tích cực hoàn thiện cơ sở pháp lý, sửa các luật có liên quan như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm; Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Luật Xử phạt vi phạm hành chính; Luật Hải quan; Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường… cho phù hợp với thực tế và chuẩn mực quốc tế.
Để đảm bảo việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, Tổng cục Hải quan sẽ đầu tư máy soi hiện đại để kiểm tra hàng hóa; phối hợp với hải quan các nước trong việc trao đổi thông tin về DN XNK, truy xuất nguồn gốc hàng hóa và chịu trách nhiệm ra quyết định thông quan hàng hóa tại cửa khẩu.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Với chỉ đạo cấp bách của Chính phủ về tạo thuận lợi thương mại qua biên giới, các bộ, ngành đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm nghiên cứu làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng, lộ trình thực hiện, tổ chức nhân lực để đảm bảo việc KTCN hàng hóa ngay tại cửa khẩu… Những vấn đề không liên quan đến sửa luật có thể làm ngay trong năm 2020 khi được Chính phủ phê duyệt đề án trên cơ sở căn cứ vào thực tiễn thực hiện các hiệp định thương mại tự do và chỉ đạo của Chính phủ. |
Hải Linh (thực hiện)