Trong đó,ángđưahơnlaođộngđilàmviệcởnướcngoàbảng xếp hạng lazio chỉ tính riêng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 8/2018 là 13.118 lao động (4.698 lao động nữ). Nhật Bản dẫn đầu trong số các thị trường tiếp nhận lao động trong tháng 8 với 6.884 người, tiếp đến là Đài Loan 5.131 người, Hàn Quốc 542 người. Các thị trường tiếp nhận với quy mô trong khoảng 100 lao động như: Malaysia 100 người; Algeria 82 lao động nam; Ả rập-Xê út 71 lao động nữ...
Đến nay, cả nước có 341 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác.
Trong năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu, trong những tháng còn lại của năm 2018, bộ này cho biết sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống.
Ngoài ra, để lành mạnh thị trường, Bộ LĐ-TB&XH cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Chỉ trong 8 tháng năm 2018, qua thanh tra đã xử phạt 9 doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm với tổng số tiền gần 600 triệu đồng.
Các vi phạm chủ yếu của doanh nghiệp phát hiện qua thanh tra như: Đăng ký hợp đồng chưa đầy đủ, chưa được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đã tự ý đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; đưa lao động đi vượt quá số lượng đăng ký; thu tiền môi giới của người lao động vượt quá quy định; nội dung ký hợp đồng không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ tài chính của các bên...
Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra góp phần hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm chấn chỉnh các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra hàng năm mới chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số doanh nghiệp được cấp phép./.
Mai Đan