88Point88Point

【union berlin đấu với bochum】“Việt Nam đang trở thành “bãi rác” thực phẩm từ thế giới”

Phạt tù nếu dùng “chất cấm” trong thực phẩm: Chuyên gia nói gì?ệtNamđangtrởthànhbãirácthựcphẩmtừthếgiớunion berlin đấu với bochum

Chia sẻ với PV về Điều 317 Bộ luật hình sự quy định về việc phạt tù đối với “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành “quốc nạn”, người sản xuất đang vì lợi nhuận nhỏ nhoi của cá nhân mà bất chấp đầu độc cả một thế hệ, chạy theo số đông. Điều đó, đã vô hình chung tiếp tay cho người dùng sử dụng.

Trên thực tế, Điều 193 Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định chi tiết về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”. Trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là chất phụ gia trong thực phẩm sẽ bị phạt tù ít nhất 2-5 năm, không kể đến số lượng và giá trị hàng hóa.

Trong khi đó, ông Khanh nhấn mạnh: Mặc dù có luật nhưng Việt Nam thực hiện chưa nghiêm. Đơn cử như việc thanh tra có phát hiện ra các lò mổ, hay trang trại chăn nuôi sử dụng chất cấm nhưng lại không có chế tài để tiêu hủy số lợn đã ngậm chất cấm này.

Ông Trần Duy Khanh cho rằng: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành “quốc nạn”.

Theo ông Khanh, sở dĩ thực phẩm “không an toàn” vẫn được lưu thông hàng ngày trong cuộc sống là do có sự buông lỏng của cơ quan quản lý.

“Thứ nhất, chúng ta buông lỏng thực phẩm bẩn quá dài… Chúng ta cần ăn lấy no mà quên chuyển sang vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ hai, các bộ ngành quá chồng chéo mà không biết ai để xử phạt. Thứ ba, cơ chế chính sách không kịp thời” – ông Khanh nói.

Vị chuyên gia này cũng tâm sự: Cách đây hơn chục năm, lãnh đạo nhà nước rất chậm ứng phó với vấn nạn thực phẩm bẩn vì coi đó là vi phạm của Mỹ…nên không xử phạt công minh. Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành “quốc nạn” do hàng loạt các  chính sách kìm hãm sự thúc đẩy bởi nhiều chính sách lỗi thời, không công khai minh bạch.

Ông Khanh cho rằng: Việt Nam đang trở thành bãi rác, rác thải thực phẩm từ thế giới. Ví dụ như gà thải, trứng thải dùng chất kích thích, tăng trưởng – những chất đáng ra chỉ dành cho chăn nuôi như súc vật, nhưng các hộ sản xuất lại “tận dụng” làm thức ăn cho người tiêu dùng. Điều này đã trở thành cầu nối cho thực phẩm không an toàn “đi vào dạ dày” của người Việt Nam.

Để trấn an người tiêu dùng, ông Khanh cũng đưa ra lời khuyên: Đừng “ham của rẻ” vì giá thành và chất lượng bao giờ cũng đi đôi với nhau. Người tiêu dùng khi mua sản phẩm nên lựa chọn địa chỉ, tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ từ đâu để truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính an toàn, đủ tiêu chuẩn vệ sinh chung.

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Phạt tù cao nhất 20 năm 

Theo thống kê, năm 2000, tại Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mới mắc bệnh ung thư, nhưng cho đến năm 2015 vừa qua, số ca mới mắc ung thư tăng lên hơn gấp đôi, có đến xấp xỉ 150.000 ca. Nếu cứ theo đà này, ước tính đến năm 2020, số ca mắc mới ung thư sẽ lên đến gần 200.000 ca, đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới.

Ung thư đang được coi là “căn bệnh thế kỷ” ở Việt Nam chứ không phải HIV, bởi, mỗi năm, căn bệnh thế kỷ HIV có hơn 2.200 người chết, còn ung thư là 75.000 người chết.

Nhiều người cho rằng: Sự đầu độc của thực phẩm bẩn là nguyên nhân chính khiến Việt Nam có nhiều người mắc bệnh ung thư. Người dân càng trở nên sợ hãi hơn khi ĐBQH Trần Đại Vinh đã phải thốt lên: “Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ ngắn và dễ dàng thế!”.

Vấn nạn thực phẩm bẩn “đau đầu” tới mức Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ hồi tháng 3 mới đây cũng phải thừa nhận một thực tế là: Khi ông ra chợ, ông cũng không phân biệt được, đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch. Bộ trưởng Cao Đức Phát thì “thấy lạnh xương sống” khi biết thông tin có cơ sở ngâm chuối bằng thuốc diệt cỏ 2,4D để bán.

Có thể thấy, vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn, thậm chí gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng đang là mối quan tâm, lo lắng hàng ngày của phần lớn cộng đồng xã hội trong thời gian gần đây.

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Phạt tù cao nhất 20 năm. Ảnh: Bảo Ngọc

Kỳ họp Quốc hội năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đã kêu gọi: Cần phải coi việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một tội ác, phải đấu tranh với nó như với tội phạm ma túy”.

Ngày 1/7/2016 tới đây, Bộ Luật Hình sự được Quốc hội thông qua sẽ bắt đầu có hiệu lực. Cụ thể, Điều 317 quy định rất chi tiết về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Theo đó, người sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.

Nếu hành vi trên gây hậu quả nặng hơn, làm chết 1 người sẽ bị phạt 200 - 500 triệu đồng, phạt tù 3 - 7 năm. Chết 2 người phạt tù đến 15 năm, và làm chết 3 người trở lên phạt tù đến 20 năm.

Như vậy, người chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm sẽ đều bị xử lý hình sự, phạt tù mà không cần phải có hậu quả xảy ra như chết người hay gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như luật cũ quy định.

Theo đó, từ ngày 1/7/2016 sắp tới, khung hình phạt tối đa hành vi sử dụng chất cấm có thể bị xem xét khởi tố hình sự và cá nhân vi phạm với khung hình phạt tù cao nhất là 20 năm.

>>> Vụ 9.000 lít xăng máy bay: Có dấu hiệu bỏ lọt đường dây phạm tội?

Bảo Ngọc

'Bóc trần' loại hóa chất Trung Quốc làm cho cá sắp chết sống lại
赞(25755)
未经允许不得转载:>88Point » 【union berlin đấu với bochum】“Việt Nam đang trở thành “bãi rác” thực phẩm từ thế giới”