当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả bóng đá fa anh】Thực hiện cam kết toàn cầu, tính bài toán năng lượng cho 10

Một cam kết,ựchiệncamkếttoàncầutínhbàitoánnănglượkết quả bóng đá fa anh cục diện năng lượng thay đổi

Điện gió ngoài khơi là một trong những nguồn năng lượng tái tạo giúp Việt Nam đạt được cam kết Net Zero vào năm 2050.

“Để đạt mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện lại dự thảo Quy hoạch điện 8 để tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, bao gồm tỷ trọng năng lượng điện gió, một cách đáng kể” - đó là đánh giá của ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á, Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC), tại buổi chia sẻ ngày 8/1.

Dưới quan điểm của GWEC, để đạt được cam kết Net Zero vào năm 2050, cần có sự kết hợp giữa việc phát triển năng lượng tái tạo và loại bỏ nhiên liệu hoá thạch, tăng lưu lượng dự trữ để cân bằng lưới điện, loại bỏ carbon khỏi bầu khí quyển, tăng tính linh hoạt trong nhu cầu sử dụng điện, tăng cường phát triển lưới điện, xây dựng linh hoạt cơ chế giá điện và nhiều chính sách cùng các hành động khác.

{ keywords}
Điện gió ngoài khơi vẫn đang ngóng chờ cơ chế.

Về mức chi phí cho điện gió, GWEC cho rằng hơn 67% chi phí điện gió ngoài khơi đã được cắt giảm trên toàn cầu giai đoạn 2013-2020. Dự kiến, mức cắt giảm thêm 30% chi phí sẽ đạt được trong 5 năm tới.

Chi phí điện quy dẫn đã giảm 2/3 trong 10 năm qua và sẽ tiếp tục giảm nhờ có tiến bộ công nghệ, với những tua-bin lớn hơn và hiệu suất cao hơn (tuabin 20 MW vào năm 2030); hệ số công suất cao hơn giúp tăng sản lượng điện, tăng hiệu quả chi phí trong lắp đặt/vận hành và bảo trì, tăng hiệu quả công suất bến cảng. Ngoài ra, kinh nghiệm của nhà phát triển giúp giảm thời gian lắp đặt (từ 3 còn 1 ngày/MW), giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư tại những thị trường phát triển, từ đó chi phí tài chính thấp hơn.

Ngoài việc kiến nghị cho phép 4-5 GW điện gió ngoài khơi ban đầu hưởng cơ chế FIT, đại diện GWEC cũng lưu ý đánh giá những thách thức trong tích hợp lưới điện và đưa ra giải pháp phù hợp - nghiên cứu các lưới điện khác để tham khảo các giải pháp.

Lưu ý vấn đề truyền tải, TS. Peerapat Vithayasrichareon, Ban Tích hợp hệ thống năng lượng tái tạo (RISE), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), cho rằng: “Thách thức đối với việc tích hợp điện gió và điện mặt trời thường nhỏ hơn so với dự kiến ban đầu, bởi hệ thống điện đã có sẵn tính linh hoạt để tích hợp điện gió và điện mặt trời. Ngoài ra, có 4 yếu tố chính làm tăng tính linh hoạt cho hệ thống điện: nhà máy điện, lưới điện, lưu trữ điện, quản lý nhu cầu sử dụng điện. Nhờ đó, việc tích hợp các tỷ lệ năng lượng tái tạo cao sẽ trở nên an toàn, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí.

“Đường truyền tải được mở rộng cho phép mua bán điện giữa các khu vực. Với tỷ trọng điện gió và điện mặt trời cao thì việc mua bán xuyên biên giới cần được mở rộng để giảm thiểu tỉ lệ cắt giảm”, TS. Peerapat Vithayasrichareon gợi ý.

{ keywords}
Hạ tầng lưới điện truyền tải cần được nâng cấp. Ảnh: Lương Bằng

Tính kế dài lâu cho hệ thống điện trong tương lai

Chia sẻ tại buổi tọa đàm về sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả, do báo VietNamNet tổ chức mới đây, chuyên gia năng lượng Đỗ Thị Việt Hà nhận xét, cam kết của Việt Nam tại COP26 sẽ tác động lớn tới hệ thống năng lượng theo hướng giảm dần nhiên liệu hóa thạch, gia tăng hàm lượng năng lượng tái tạo.

Song, để hàm lượng năng lượng tái tạo vào hệ thống ngày một lớn là một điều không đơn giản và cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, vận hành.

Nhìn thực tế cắt giảm công suất các nhà máy điện gió, mặt trời hiện nay, bà lưu ý: "Giá điện giảm, tài nguyên năng lượng tái tạo là chỗ dựa cho an ninh năng lượng chỉ có thể đúng khi ngành điện của chúng ta ở một trình độ tương đối cao như các nước phát triển, nơi có hệ thống phần cứng, đường dây, trạm, hệ thống control, SCADA, lưới điện thông minh đã ở một thành tựu nhất định. Để đạt được những hạ tầng như vậy, cần một lộ trình, tiền đầu tư và thời gian xây dựng, hấp thụ, hay gọi là quá trình chuyển dịch. Tôi tin và hy vọng rằng, thời gian đó sẽ tới sớm trong sự nỗ lực của chúng ta".

Nhưng trước khi điều đó tới, bà Đỗ Thị Việt Hà cho rằng chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế hệ thống lưới điện còn yếu và mất 5 tới 10 năm để nâng cấp và xây dựng mới, với luật PPP cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới điện,... các hành lang pháp lý và vấn đề giải phóng mặt bằng hiện nay không hề đơn giản.

“Có một điều tôi khá lạc quan và muốn nhấn mạnh rằng, nếu chúng ta có thể vượt qua giai đoạn khó khăn 10-15 năm này, sẽ là một tương lai tươi sáng cho năng lượng tái tạo nước nhà.

Bởi sau đó giá thành năng lượng tái tạo sẽ ngày càng giảm, điện gió ngoài khơi bắt đầu vào guồng và dồi dào khi vẫn hoạt động vào ban đêm và làm mượt hệ thống hơn, lưới điện thông minh, SCADA,... nâng cấp hơn", bà Hà nói.

"Lúc ấy chúng ta sẽ được hưởng lợi từ năng lượng tái tạo. Đó là một thị trường rất cạnh tranh và người dân sẽ được hưởng lợi, sự tăng giá điện lúc đó sẽ chững lại và nhiều cơ hội tăng trưởng ngành nghề, việc làm mới hình thành khi chúng ta bắt được xu hướng năng lượng tái tạo và sản xuất ‘hydrogen xanh’ dần thay máu nhiên liệu trong nước và xuất khẩu".

Lương Bằng

Thu điện trời vô tận rồi bán giá cao: Cuộc chạy đua những tay to nghìn tỷ

Thu điện trời vô tận rồi bán giá cao: Cuộc chạy đua những tay to nghìn tỷ

Khu vực tư nhân đầu tư mạnh vào điện mặt trời, điện gió là điểm nhấn trong những năm gần đây. Chính sách giá hấp dẫn đã thu hút nhiều nhà đầu tư, nhưng vẫn có những yếu tố bất định khiến không ít người e dè.

分享到: