Các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc đang chiếm được thị phần toàn cầu nhờ giá cả cạnh tranh và chuỗi cung ứng hiệu quả.
Bị hấp dẫn bởi giá siêu rẻ và ưu đãi miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng chỉ từ 10 USD,ÔnglớnthươngmạiđiệntửTrungQuốcbópnghẹtcácđốithủtoàncầuthếnàkết qua bong da hôm nay người mua sắm toàn cầu đang đổ xô đến 4 nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, gồm Shein, Temu, AliExpress và TikTok Shop, để mua mọi thứ từ quần áo đến đồ điện tử.
Được mệnh danh là "bốn rồng nhỏ xuất ngoại" vì sự tăng trưởng nhanh chóng trong doanh số bán hàng và sức ảnh hưởng toàn cầu, các nền tảng này đã tái định hình mua sắm trực tuyến bằng cách kết nối người tiêu dùng trực tiếp với năng lực sản xuất của Trung Quốc.
Sự trỗi dậy đầy phá cách của các công ty Trung Quốc thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý nước ngoài và các đối thủ cạnh tranh bao gồm gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ Amazon.
Năm ngoái, Temu - phiên bản quốc tế của Pinduoduo Trung Quốc, cùng với Shein là hai ứng dụng mua sắm hàng đầu toàn cầu về số lượt tải xuống và tốc độ tăng trưởng tải xuống, theo công ty phân tích thị trường Data.ai.
AliExpress của Tập đoàn Alibaba lần lượt xếp thứ ba và thứ tư trong các chỉ số trên. Trong khi đó, TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trên toàn cầu, với hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Các công ty này đang không ngừng mở rộng thị phần ở nước ngoài. Shein hiện có mặt tại hơn 150 quốc gia và đã vươn lên trở thành nhà bán lẻ thời trang trực tuyến lớn thứ ba tại Mỹ, chỉ sau Amazon và Walmart.
Temu đã mở rộng ra 66 quốc gia và khu vực, vượt qua eBay ở Châu Âu với 4 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tính đến tháng 10/2023.
Bộ tứ này đã thu về hơn 100 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2023, chiếm hơn một phần ba tổng GMV thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc trong năm.
Trong đó, AliExpress dẫn đầu với 40 tỷ USD, tiếp theo là Shein 36,5 tỷ USD, Temu 16,5 tỷ USD và TikTok Shop đạt 13,6 tỷ USD, theo báo cáo của HSBC.
HSBC dự báo thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc sẽ đạt 500 tỷ USD vào năm 2025, với bộ tứ này dẫn đầu khi họ tiếp tục thu hút người dùng mới trên toàn thế giới.
Nhanh hơn và rẻ hơn
"Bốn rồng nhỏ" của Trung Quốc đã sớm thành công trên toàn cầu bằng cách giúp mua sắm trực tuyến rẻ hơn và nhanh hơn thông qua cuộc chiến giá cả, quản lý hiệu quả và sản xuất linh hoạt.
Temu nhanh chóng tạo dựng được vị thế ở Trung Quốc với mô hình giá cực rẻ. Mô hình này yêu cầu các nhà cung cấp phải khớp hoặc giảm giá thị trường để bán sản phẩm của họ trên nền tảng. Temu cũng tạo ra cuộc chiến giá cả giữa các người bán bằng cách cung cấp cho họ những giá thầu thấp nhất nhưng có lưu lượng truy cập lớn.
"Các sản phẩm trên Temu trung bình rẻ hơn từ 60% - 80% so với các sản phẩm trên Amazon",Charlene Liu, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Internet và trò chơi điện tử Châu Á - Thái Bình Dương của HSBC, cho biết, lưu ý thêm rằng các công ty thương mại điện tử Trung Quốc luôn tận dụng giá ưu đãi và vận dụng mô hình kinh doanh sáng tạo.
Ví dụ, Temu đã giới thiệu mô hình “bán ký gửi” cho phép các nhà bán hàng chỉ cần giao hàng cho nền tảng, nền tảng này sẽ xử lý các khâu còn lại - từ tiếp thị, vận chuyển đến hoàn thiện đơn hàng và dịch vụ hậu mãi. Các đối thủ của Temu cũng nhanh chóng làm theo với các mô hình tương tự.
Huang Yonglin, một quan chức tại Hiệp hội thương mại điện tử xuyên biên giới Thâm Quyến, cho biết mô hình này có thể thu hút sự tham gia của cả những thương gia không có kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài.
Năm nay, các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã tiến thêm một bước để quảng bá mô hình “bán ký gửi”. Các nhà bán hàng có kho hàng ở nước ngoài có thể sử dụng dịch vụ tiếp thị và chăm sóc khách hàng của các nền tảng này trong khi tự quản lý logistics của mình.
Theo mô hình này, các mặt hàng lớn không phù hợp để vận chuyển bằng đường hàng không vẫn có thể được cung cấp trên nền tảng và việc hoàn thành đơn hàng có thể nhanh hơn tới một tuần. Với mô hình này, Temu đang thu hút các nhà bán hàng hóa lớn hơn như đồ nội thất và đồ gia dụng.
Trong khi đó, Shein phát triển mạnh mẽ nhờ chuỗi cung ứng nhanh nhẹn, đặc trưng bởi “các đơn hàng nhỏ thu về lợi nhuận nhanh”, ưu tiên tính linh hoạt và tốc độ để phản ứng nhanh với các thay đổi.
Mô hình này cho phép ra mắt và trải nghiệm sản phẩm nhanh hơn so với các thương hiệu thời trang nhanh truyền thống, cùng giá cả cạnh tranh hơn.
"Để làm được điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và kiểm soát chuỗi cung ứng của Trung Quốc", Bian Xiaonan, nhà đầu tư của Shein, cho biết. Ông nói thêm rằng lợi thế này khó có thể bị các đối thủ cạnh tranh khác sao chép trong thời gian ngắn.
Đối thủ của Amazon
Amazon đang cảm nhận sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Sensor Tower, Shein lần đầu tiên vượt qua Amazon về số lượt tải xuống ứng dụng di động tại Mỹ vào quý hai năm 2022.
Để bắt kịp với các đối thủ Trung Quốc, Amazon đã ra mắt kênh mua sắm tương tác, FAST Channel, trên Prime Video và Freevee tại thị trường Mỹ vào tháng 4 năm nay, cho phép người dùng tương tác với nội dung TV và mua hàng bằng thiết bị di động của họ.
Amazon cũng tuyên bố sẽ giảm tỷ lệ hoa hồng cho các mặt hàng quần áo giá thấp tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Canada, nhắm đến các nhà bán hàng của Shein và Temu.
Tuy nhiên, Amazon hiểu rằng họ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ Trung Quốc. Amazon có định vị giá từ trung đến cao, trong khi Temu và Shein có mức giá thấp hơn.
Cindy Tai, Phó chủ tịch kiêm Trưởng bộ phận bán hàng toàn cầu tại châu Á của Amazon cho biết, công ty hy vọng các nhà bán hàng sẽ có tầm nhìn dài hạn, giới thiệu các sản phẩm sáng tạo và xây dựng các thương hiệu toàn cầu, thay vì tham gia vào các cuộc chiến giá cả.
“Khách hàng chắc chắn tin tưởng Amazon hơn, nhưng cũng họ có thể mua các mặt hàng không thiết yếu từ Temu”, một nhà bán hàng Trung Quốc sử dụng Amazon chia sẻ Caixin.
Theo Zheng Zhikun, Tổng giám đốc nền tảng thanh toán xuyên biên giới PingPong của Trung Quốc, trong khi các nhà bán hàng Trung Quốc thử nghiệm các nền tảng mới, họ vẫn tập trung hoạt động trên Amazon.
Zheng tin rằng trong hai năm tới, các nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử lớn, bao gồm cả Amazon, sẽ cạnh tranh để thu hút các nhà bán hàng tại xưởng với lợi thế về giá cả và khả năng sản xuất.
Hiện tại, Amazon vẫn chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử, tự hào có 428 triệu lượt truy cập toàn cầu hàng tháng trong quý đầu tiên của năm 2024. Temu, AliExpress và Shein lần lượt có 185 triệu, 164 triệu và 80 triệu lượt truy cập hàng tháng.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cũng chiếm 39,6% thị phần dẫn đầu tại quê nhà trong năm 2023, theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer. Thị phần của Amazon dự kiến sẽ mở rộng lên 40,9% vào năm 2025.
Rào cản pháp lý
Việc mở rộng thị trường của các công ty Trung Quốc cũng vấp phải rào cản pháp lý tại Mỹ. Các nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi các biện pháp hạn chế dòng hàng nhập khẩu siêu rẻ từ Trung Quốc để bảo vệ các doanh nghiệp địa phương.
Vào tháng 4, Bộ An ninh Nội địa Mỹ công bố chiến dịch truy quét các lô hàng đóng gói nhỏ nhằm cấm hàng hóa bất hợp pháp xâm nhập vào thị trường nước này.
Cũng trong tháng đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một dự luật yêu cầu công ty mẹ của TikTok là ByteDance phải thoái vốn hoặc nền tảng này phải ngừng hoạt động tại Mỹ. Điều này đã giáng một đòn mạnh vào TikTok Shop, vừa mới ra mắt tại Hoa Kỳ vào tháng 9.
“Tiềm năng của TikTok rất lớn nhờ vào lượng truy cập của nó”, Li Mingtao, Giám đốc nghiên cứu thương mại điện tử tại Trung tâm thương mại điện tử quốc tế Trung Quốc cho biết. GMV của TikTok Shop tại thị trường Mỹ có thể đạt 24,3 tỷ USD vào năm 2024.
Han Lijie, đối tác tại Katten Muchin Rosenman LLP chuyên về kinh doanh công nghệ Trung Quốc, tin rằng lệnh cấm này chắc chắn sẽ gây tổn hại đến các công ty thương mại điện tử khác như Temu và Shein.
Hoa Vũ(Nguồn: Think China)