Máy phun thuốc vận hành 2 giờ bằng 3 ngày công
Là một người nông dân,ôngdânlớplàmmáyphunthuốcchặtmìgieohạtcôngnghệsạbang xep hang bong da hang nhat anh lớn lên với ruộng đồng, anh Phạm Văn Bình (44 tuổi, ở xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) băn khoăn khi việc phun thuốc trừ sâu cho cây mì rất thủ công. Ai cũng ngán ngại việc này nên giá thuê người đeo bình đi phun thuốc cao, tiêu tốn nhiều tiền mà hiệu quả kinh tế lại không cao.
Từ chuyện đau đáu đó, năm 2013, anh Bình đã bắt tay nghiên cứu, chế tạo máy phun thuốc gắn trên xe máy.
Theo anh Bình, chiếc máy vận hành khá đơn giản. Máy được thiết kế có 2 bình chứa dung tích 60 lít treo hai bên xe gắn máy, công suất một giờ phun xong một ha. Thay vì mất 2-3 ngày công như trước, giờ chỉ mất 2 giờ, một người có thể phun thuốc xong cho cả rẫy khoai mì. Việc chạy xe để phun thuốc cũng giúp người thao tác đã hít phải chất độc hại.
"Mỗi khi phun thuốc diệt cỏ cho rẫy mì, nhiều nông dân khá vất vả, lưng đeo bình phun nặng. Từ đó, tôi nghiên cứu để tạo ra chiếc máy phun thuốc chạy bằng cơ gắn trên xe máy nhằm giải phóng sức lao động, qua đó giúp cho bà con giảm chi phí thuê nhân công và tăng hiệu quả kinh tế", anh Bình chia sẻ.
Cũng theo anh Bình, máy phun thuốc có kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Máy có thể phun tại chỗ hoặc vừa chạy xe vừa phun. Đồng thời, máy có thể lắp trên những chiếc máy cày để thuận tiện hơn khi sử dụng.
Đặc biệt, máy còn có hệ thống nâng đẩy béc phun cao tự động, đảm bảo phun tới cả cây trồng có tán cao 1-5m. Người dùng chỉ cần cầm một đầu dây và kéo đến chỗ cần phun, cuộn dây này sẽ tự động thả ra, phun xong chỉ bật công tắc là dây tự động thu về.
Bước đầu sáng chế, anh Bình cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết là vì anh chưa nắm vững kiến thức cơ khí… Sau đó, anh cũng rất vất vả đi tìm các trang thiết, linh kiện máy móc. Trước những khó khăn đó, anh đã dành nhiều thời gian lên mạng tìm hiểu kiến thức và đặt mua nhiều loại linh kiện về lắp ráp.
Qua thành công với máy phun thuốc chạy cơ, năm 2019, anh Bình đã nâng cấp sản phẩm của mình bằng việc sử dụng năng lượng mặt trời để bảo vệ môi trường. Với sáng chế đó, anh Bình đạt giải nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ IX năm 2019.
Mỗi chiếc máy phun thuốc sử dụng năng lượng mặt trời có giá khoảng 3-5 triệu đồng. Từ đó đến nay, anh Bình đã bán được hàng trăm chiếc cho nông dân trong huyện và các tỉnh như: Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk, Ninh Thuận...
Không dừng lại ở đó, anh Bình còn nghiên cứu và sáng chế ra máy phun thuốc điều khiển từ xa. Người sử dụng đứng xa 300-500m vẫn có thể điều khiển máy hoạt động.
Máy dùng năng lượng mặt trời, chỉ mất chi phí mua ban đầu
Mì là cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa với khoảng 90% hộ nông dân trồng loại hoa màu này. Chính vì vậy, đầu năm 2021, anh Bình tiếp tục sáng chế thành công chiếc máy cắt hom mì sử dụng năng lượng mặt trời, lập tức được đón nhận bởi "đánh trúng" nhu cầu của người dùng.
Lâu nay, người trồng mì đều chặt hom mì bằng tay, thường trực nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, năng suất lao động lại không cao. Chiếc máy cắt hom mì mà anh Bình sáng chế giúp đẩy tốc độ cắt nhanh gấp 10 đến 20 lần so với làm thủ công.
Máy có kết cấu gồm một bộ khung sắt, tấm pin năng lượng mặt trời 50W, bình ắc quy 12V, 10 lưỡi cưa lọng gỗ, một bộ nắn dòng để nạp năng lượng mặt trời vào ắc quy. Máy mang lại hiệu quả cao về thời gian, công sức, chi phí và điểm ưu việt là giữ cho hom mì nguyên vẹn.
Khi anh Bình "trình làng" chiếc máy, nhiều nông dân quanh vùng đã tới đặt mua.
Anh Phạm Văn Toàn (trú tại xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), người đã sử dụng máy cho hay: "Gia đình tôi trồng 2ha mì. Từ ngày mua máy cắt hom mì của anh Bình, hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt. Tôi cắt 200 bó hom mì chỉ mất 2-3 giờ đồng hồ, thay vì cả ngày như trước. Điều tôi thích nhất là máy sử dụng năng lượng xanh, thân thiện với môi trường. Mua máy cắt hom mì chỉ tốn chi phí ban đầu vì hoàn toàn sử dụng năng lượng từ tự nhiên".
Mới đây nhất, anh Bình còn thiết kế máy gieo bắp 2 hàng. Với máy này, người nông dân sẽ thuận lợi hơn là gieo hạt bằng tay, không cần phải dùng cuốc tạo đường, luống rồi thả bắp xuống.
Ngoài ra, anh Bình đã làm ra máy bơm nước, máy thu hoạch mì, cũng được nhiều người tin dùng đặt mua. Tất cả các thiết kế máy móc nông nghiệp được làm đều do anh "kỹ sư chân đất" thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn người nông dân trải qua trên đồng ruộng, việc mong mỏi có những nông cụ giúp ích giải phóng sức người.
"Tôi sẽ chỉ sử dụng năng lượng xanh trong tất cả những sáng chế để bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới, tôi cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ, góp ý thêm của các nhà khoa học, chuyên gia và sớm được hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế với các loại máy móc tạo ra", anh Bình nêu nguyện vọng.
Ông Nguyễn Đình Nhung, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pa nhận xét: "Các sáng chế của anh Bình đã được nhiều nông dân ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giúp giải phóng sức lao động, tăng năng suất. Hơn nữa, các loại máy sử dụng pin năng lượng mặt trời còn rất phù hợp với địa bàn huyện Krông Pa, vùng đất ít mưa nhiều nắng".
(Theo Dân Trí)