【torino vs verona】Doanh nghiệp dân doanh Bình Phước: Những khó khăn thời hội nhập
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế với nhiều thời cơ,ệpdacircndoanhBigravenhPhướcNhữngkhoacutekhănthờihộinhậtorino vs verona thách thức mới, nhiều doanh nghiệp dân doanh Bình Phước đã vươn lên khẳng định mình, chủ động “bơi” trong biển lớn. Tuy có những đóng góp to lớn về nguồn thu ngân sách và cũng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội nhưng các doanh nghiệp dân doanh vẫn chưa phát huy được tiềm năng của mình.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP DÂN DOANH
Việc phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp dân doanh (DNDD) trong những năm qua là một tín hiệu rất đáng phấn khởi. Tính đến năm 2010, Bình Phước có 2.962 DNDD đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo quy định thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng. Trong hàng ngàn doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98%.
Công nhân chế biến hạt điều tại Công ty cổ phần Sơn Giang |
Theo số liệu thống kê, tổng thu ngân sách năm 2010 của Bình Phước trên 1.900 tỷ đồng, trong đó hàng ngàn doanh nhân đang đóng góp trên 60% tổng giá trị sản xuất và 65% nguồn thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động... Điều đó chứng tỏ vai trò to lớn của các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế của Bình Phước.
NHỮNG KHÓ KHĂN
Tuy có những đóng góp to lớn về nguồn thu ngân sách và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội nhưng các DNDD vẫn chưa phát huy được tiềm năng, bởi nhiều nguyên nhân. Thế mạnh kinh tế của Bình Phước là sản xuất hàng xuất khẩu, với các sản phẩm nông - lâm như hạt điều, cao su, hồ tiêu chiếm số lượng lớn. Nếu các doanh nghiệp thu mua được toàn bộ sản lượng này để đưa vào chế biến và xuất khẩu thì nguồn thu ngân sách của Bình Phước không chỉ dừng lại ở con số 1.900 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Mỹ Lệ cho rằng: “Trên thực tế, các doanh nghiệp Bình Phước chỉ thu mua được vài chục phần trăm nguồn nguyên liệu của địa phương. Nguyên nhân của tình trạng trên chính là do giá nguyên liệu cao, thu hoạch theo thời vụ, các nhà chế biến phải có vốn để thu mua nguyên liệu dự trữ, tối thiểu cũng phải có vài chục tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến của Bình Phước gặp khó khăn trong việc vay vốn. Những quy định ngặt nghèo và chặt chẽ của ngân hàng về thế chấp tài sản cố định đã bó chặt các doanh nghiệp này, bởi không phải ai cũng có những tài sản cố định hàng chục tỷ đồng để thế chấp... Để thu mua hạt điều sản xuất cho năm nay, công ty chúng tôi cần 300 tỷ đồng. Để vay được số tiền này, công ty phải có giá trị tài sản tương đương để thế chấp”.
Ông Đỗ Chơn Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Sơn Long nói: “Với công suất chế biến 8.400 tấn điều thô/năm, năm 2010, công ty phải nhập khẩu nguyên liệu điều từ Ấn Độ (khoảng hơn 3.000 tấn) nhưng cũng gặp nhiều rủi ro. Năm 2011, với những thiết bị công nghệ mới, công ty cần rất nhiều vốn để thu mua và nhập khẩu nguyên liệu. Rất mong có được các chính sách hỗ trợ từ phía ngân hàng nhằm tập trung thu mua tại chỗ cho người dân để sản xuất, bảo đảm cho xuất khẩu”.
Các sản phẩm nông nghiệp sau khi chế biến chủ yếu được xuất khẩu thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế. Theo tiến sĩ Hoàng Bình, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Bình Phước: “Những mặt hàng này có điểm yếu là thiếu ổn định về giá. Từ đây bắt đầu nảy sinh các vấn đề thuộc tầm quốc tế bởi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy, việc thiết lập các hợp đồng thương mại đòi hỏi kiến thức thương mại quốc tế, trên cơ sở những tập quán của nước, của vùng nhập khẩu được chấp nhận. Xuất phát từ thực tế này, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ doanh nhân Bình Phước khi Việt Nam là thành viên của WTO, UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành có liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, nhằm trang bị cho các doanh nhân kiến thức cơ bản về những nguyên tắc ứng xử thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nhân Bình Phước hầu như không quan tâm đến điều này, một phần là do công tác truyền thông chưa đến được nhiều doanh nghiệp”.
CẦN THÁO GỠ KHÓ KHĂN VỀ VỐN CHO DNDD
Nhiều DNDD Bình Phước đã và đang “gặt hái” những thành công trên thương trường nhưng hầu hết quy mô còn nhỏ bé, trình độ kỹ thuật, công nghệ ở mức thấp, chưa chú trọng hoặc thiếu phương pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa - dịch vụ. Bình Phước chưa có nhiều doanh nhân giỏi, thông thạo việc giao dịch bằng ngoại ngữ, các thông lệ kinh doanh quốc tế. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có ra biển mới biết biển lớn và con thuyền doanh nghiệp có đủ sức vượt qua sóng cả hay không phụ thuộc vào người chèo lái con thuyền. Do vậy, doanh nghiệp, doanh nhân cần tự tin đối mặt với những khó khăn, thử thách, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Lợi, Phó chủ tịch UBND tỉnh trong chuyến khảo sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho rằng: “Ngân hàng Nhà nước tỉnh cần tham mưu để nới rộng hạn mức tín dụng đối với vốn vay thu mua nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Hiện rất ít DNDD tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển tỉnh. Vấn đề này tỉnh sẽ có chủ trương chỉ đạo xúc tiến trong thời gian tới để khuyến khích doanh nghiệp phát triển xuất khẩu các mặt hàng có giá trị khác. Mặt khác, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cần tiếp cận với các DNDD nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện gắn kết với nhau trong việc phát triển kinh tế”.
Hy vọng từ thực tế này, doanh nghiệp Bình Phước chủ động thông qua cơ quan chức năng, các phương tiện truyền thông để nắm bắt nhiều nguồn thông tin nhằm cạnh tranh và cùng hội nhập thương trường quốc tế. Khi đã nắm vững luật để bước vào cuộc chơi lớn, với thế mạnh vốn có của mình, hy vọng giá trị xuất khẩu của Bình Phước sẽ tăng cao hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào phần thu ngân sách của tỉnh trong những năm tiếp theo. Cũng cần nói thêm vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân phải chủ động đề xuất những chính sách tốt hơn, với cách nhìn chiến lược cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thanh Mảng