您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【ketqua u23 chau a】Du khách Việt chi 50 triệu du lịch Dubai, trượt tuyết trong sa mạc

Nhận Định Bóng Đá2124人已围观

简介Giữa tháng 8 vừa qua, anh Nguyễn Huy Đức (31 tuổi, sống ở Hà Nội) quyết định tự thưởng ...

Giữa tháng 8 vừa qua,áchViệtchitriệudulịchDubaitrượttuyếttrongsamạketqua u23 chau a anh Nguyễn Huy Đức (31 tuổi, sống ở Hà Nội) quyết định tự thưởng cho bản thân chuyến du lịch tới Dubai sau thời gian dài làm việc căng thẳng. Đây là lần thứ 2 anh tới thành phố này và dành gần một tuần khám phá nơi đây với nhiều trải nghiệm “độc nhất vô nhị”.

Anh Đức check-in trước tòa nhà Burj Khalifa (bên trái) và khám phá Dubai Mall (bên phải) trong lần thứ 2 đến Dubai vào giữa tháng 8/2022.

Lịch trình 

Ngày 1: Bay từ Hà Nội tới Dubai, khám phá các khu chợ như: Chợ Vàng, chợ Hương liệu, chợ nước hoa,... 

Buổi chiều, anh Đức trải nghiệm tour khám phá sa mạc và ăn tối tại một khu cắm trại giữa sa mạc.

Ngày 2: Buổi sáng, 9X khám phá bể bơi sâu nhất thế giới ở Dubai - Deep Dive Dubai.

Từ chiều tới tối, anh dành thời gian trải nghiệm tại Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới và vui chơi trong Dubai Mall - trung tâm thương mại lớn nhất thế giới. 

Anh Đức mua vé lên tầng 125 của Burj Khalifa, nơi cao nhất tòa nhà để tận hưởng khoảnh khắc ngắm hoàng hôn, thành phố từ trên cao. 

Ngày 3: Ghé thăm “Bảo tàng từ tương lai” - Museum of the Future vào buổi sáng và trải nghiệm trượt tuyết giữa lòng sa mạc tại Mall of Emirates vào buổi chiều. 

Ngày 4: Check-in bãi biển Jumeirah lúc sáng sớm và chụp hình trước Burj Al Arab - khách sạn duy nhất trên thế giới đạt tiêu chuẩn 7 sao.

Khách sạn Burj Al Arab lúc bình minh nhìn từ trên cao.

Sau bữa sáng, anh Đức di chuyển đến khách sạn Atlantis The Palm rồi tham quan Lost Chamber: Thế giới dưới nước ở Dubai.

Trưa và chiều khám phá quanh vịnh Marina, uống cà phê, đi dạo phố.

Ngày 5: Anh Đức dành thời gian lang thang khắp nhiều ngõ ngách ở Dubai và tìm những nhà hàng được đánh giá cao để vào trải nghiệm. Buổi chiều, anh tới tham quan Dubai Frame (Tháp khung ảnh lớn nhất thế giới).

Dubai Frame (Tháp khung ảnh lớn nhất thế giới) là một trong những điểm check-in hút khách bậc nhất tại Dubai.

Ngày 6: Nghỉ ngơi, thư giãn trước khi ra sân bay vào lúc chiều tối để chuẩn bị bay về Việt Nam.

Lưu trú

Trong một tuần khám phá Dubai, anh Đức trải nghiệm đủ các khách sạn từ giá rẻ cho tới đắt. Anh đặt phòng nghỉ ở khách sạn 4 sao gần chợ Vàng, chợ hương liệu. Khu vực này có chi phí tương đối rẻ, khoảng 500.000 - 650.000 đồng/đêm, phòng rộng rãi, sạch sẽ.

Ngoài ra, các phòng gần khu trung tâm như khu biển, vịnh Marina, tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa có giá đắt đỏ hơn, khoảng 1,5 - 3 triệu đồng/đêm. Phòng ở đây thiết kế theo dạng căn hộ với nhiều tiện ích, phù hợp với gia đình hoặc nhóm khách đông người.

Khách sạn đắt đỏ bậc nhất thế giới ở Dubai - Atlantis The Palm.

Theo kinh nghiệm hai lần du lịch Dubai của anh Đức, du khách nên tìm khách sạn có gần trạm tàu điện trên cao để thuận tiện di chuyển, khám phá giữa các điểm đến.

“Mình từng ở một khách sạn 4 sao với giá gần 1,4 triệu đồng/đêm, cách trạm tàu khoảng 50m nên đi lại rất tiện, không phải đi bộ quá xa”, anh Đức kể.

Di chuyển

Anh Đức sử dụng 3 loại phương tiện khác nhau trong thời gian lưu trú ở Dubai, bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt và taxi/xe công nghệ.

Ở Dubai, tàu điện ngầm được xếp vào hàng hiện đại nhất thế giới. Tàu không có người lái, mọi quy trình thực hiện tự động hoàn toàn 100%. Các tuyến tàu điện ngầm ở đây không nhiều song lộ trình đi qua hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng với tần suất liên tục.

“Du khách nếu muốn sử dụng tàu điện ngầm ở Dubai thì phải mua thẻ Nol ở sân bay và nạp tiền vào đó. Đây là một loại thẻ dùng được cho tất cả các phương tiện giao thông như xe buýt, tram hay thậm chí là taxi.

Chi phí đi tàu điện ngầm cũng rất rẻ, tùy vào chặng đi gần hay xa mà giá dao động từ 3-7 AED/chặng (khoảng 19.000 - 45.000 đồng)”, anh Đức nói.

Xe buýt cũng là phương tiện thông dụng tại Dubai, giúp du khách có thể ghé thăm những điểm đến mà tàu điện ngầm không tới. 

Bên cạnh đó, du khách cũng có thể sử dụng taxi/xe công nghệ khi di chuyển giữa các điểm đến ở Dubai. Tuy nhiên, chi phí khá cao so với xe buýt và tàu điện ngầm.

Những trải nghiệm “có một không hai”

Anh Đức là người đam mê du lịch, từng nhiều lần trải nghiệm scuba diving (lặn với bình dưỡng khí) ở một số vùng biển đẹp ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc lặn ở Deep Dive Dubai - bể bơi sâu nhất thế giới tại Dubai khiến chàng trai Hà Nội đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác.

Ngày thứ hai ở Dubai, anh Đức dành thời gian trải nghiệm lặn ở bể bơi sâu nhất thế giới, khám phá thành phố bỏ hoang dưới nước.

Bể bơi này sở hữu độ sâu lên tới 60m, được Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là bể bơi sâu nhất thế giới vào năm 2021. 

“Điểm nổi bật nhất của Deep Dive Dubai chính là thiết kế giống như một thành phố cổ bị lãng quên dưới nước. Các thợ lặn tới đây không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh huyền bí như trong phim mà còn được chơi nhiều trò chơi điện tử độc đáo với đủ bối cảnh khác nhau”, anh Đức kể.

Chàng trai 31 tuổi cho biết, trước khi trải nghiệm thực tế, du khách sẽ được đưa ra vùng nước nông để thực hành cách thở, cách xử lý sự cố, cách giao tiếp dưới nước,... 

Sau đó, hướng dẫn viên sẽ dạy người lặn cách cân bằng áp suất, làm sao để lặn xuống sâu mà không bị áp lực nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe,...

Trước khi lặn, du khách được trang bị đầy đủ và hướng dẫn sử dụng các thiết bị bảo hộ như quần áo lặn chuyên dụng giữ nhiệt, bình dưỡng khí. Mỗi người tham gia lặn sẽ có một hướng dẫn viên riêng theo kèm.
Bàn bi-a được lắp đặt dưới nước để du khách trải nghiệm khi lặn tại bể bơi sâu nhất thế giới.

Với du khách lần đầu trải nghiệm thì độ sâu tối đa có thể lặn là 12m để đảm bảo an toàn. Nếu muốn lặn sâu hơn, người lặn phải tham gia một khóa học và lấy chứng chỉ lặn quốc tế.

Chi phí cho một lần lặn bình dưỡng khí tại đây với du khách chưa có bằng chứng nhận lặn là 1800 AED/người (hơn 11,6 triệu đồng), bao gồm khoảng 30 phút học lý thuyết, 20 phút thực hành và 30-40 phút lặn thực tế.

Ngày thứ 3 ở Dubai, anh Đức di chuyển đến trung tâm thành phố, khám phá “Bảo tàng của Tương lai” - “Museum of the Future”. Tòa nhà gồm 7 tầng, cao 77m, có thiết kế tựa như quả trứng khổng lồ bằng bạc. 

“Nơi đây giống như một bảo tàng giả tưởng, tạo cho du khách cảm giác đang bước vào một không gian thuộc về tương lai, nơi lưu giữ những gì còn sót lại của thế giới”, anh Đức kể.

Anh Đức chụp hình trước “Bảo tàng từ tương lai” tại Dubai.
Không gian sảnh rộng lớn bên trong bảo tàng.

Tại 5 tầng của bảo tàng, du khách được cung cấp nhiều trải nghiệm thú vị như khám phá trạm vũ trụ có chủ đề “OSS Hope” (tầng 5 của bảo tàng) với thang máy thiết kế giống như khoang của một phi thuyền; ghé thăm rừng nhiệt đới “Vault of Life”; tham quan khu vực trưng bày các công nghệ tới từ tương lai như xe cộ, máy tính, robot,...

Vé vào thăm quan bảo tàng có giá 145 AED/người (khoảng 940.000 đồng).

Trượt tuyết giữa lòng sa mạc cũng là một trong những trải nghiệm mà anh Đức thấy đáng nhớ nhất trong lần thứ 2 tới Dubai. Khu trượt tuyết này có tên Ski Dubai, nằm trong trung tâm thương mại Emirates đẳng cấp. 

“Đây là điểm đến thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách quốc tế tới tránh nóng, giải nhiệt vì nhiệt độ ngoài trời tại Dubai luôn ở mức đạt khoảng 38-40 độ C”, anh Đức cho hay.

Khu vực quảng trường tràn ngập tuyết trong Ski Dubai. Nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cả người bản địa và du khách quốc tế.

Để trải nghiệm trượt tuyết tại đây, du khách sau khi mua vé sẽ được trang bị quần áo khoác, găng tay, tất và giày giữ nhiệt. 

Khu trượt tuyết này rất rộng, được bao phủ một màu trắng quanh năm bằng 60 tấn tuyết. Nơi đây cũng thiết kế nhiều đỉnh núi nhân tạo, phục vụ khách di chuyển bằng cáp treo.

Ngoài trượt tuyết, du khách tới đây còn được tham gia các hoạt động thú vị khác như cho chim cánh cụt ăn, trượt ván, trượt zipline, trượt tuyết từ trên đỉnh xuống.

Vé vào khu trượt tuyến có 2 loại: Vé chỉ tham quan, chơi những trò chơi nhẹ nhàng: Cầu trượt tuyết, đi cáp treo, zipline, bóng lăn, xem phim dưới tuyết,... và vé chơi trượt tuyết riêng, chi phí dao động từ 200 đến 410 AED/người (khoảng 1,3 - 2,6 triệu đồng).

Ăn uống

Anh Đức nhận xét, ẩm thực Dubai có nét giống với đặc trưng của các nước Tây Á và Nam Á như Iran, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là người dân không ăn thịt bò, thịt lợn, chủ yếu sử dụng thịt gà và thịt cừu.

Một số món ăn mà chàng trai này gợi ý du khách có thể thưởng thức khi tới Dubai như: Chicken Machine, Chicken Kebab, Chicken Grill, Chicken Tikka. 

Bữa sáng kiểu Ả-rập gồm bánh mì Ả-rập, thịt cừu cắt viên xào với cà rốt và khoai, ăn kèm sốt Hummus.

Người Dubai thường ăn kèm các món gà với bánh mì kiểu Ả Rập và một món sốt phổ biến là Hummus - một loại sốt làm từ đậu gà nấu chín rồi nghiền nhuyễn, trộn với sốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh, muối và tỏi.

Món thập cẩm gồm nhiều loại thịt mà anh Đức thưởng thức ở Dubai.

Nếu không quen với ẩm thực Dubai, du khách có thể tìm đến các nhà hàng và gọi món thập cẩm, bao gồm nhiều nguyên liệu như thịt gà viên, gà xiên nướng, cừu xiên, cừu viên,...

“Người Dubai thường ăn các món gà nướng kèm với khoai tây chiên. Đa phần các món đều nhiều dầu mỡ. Nếu không hợp đồ Ấn, du khách có thể đến một số nhà hàng Việt ăn phở, bún hoặc ghé các nhà hàng Trung Quốc để sử dụng cơm, thịt lợn và một số món khá giống Việt Nam”, chàng trai 31 tuổi cho hay.

Chi phí

Vé máy bay khứ hồi: Khoảng 24-30 triệu đồng, tùy thời điểm và tùy chặng. Nếu bay thẳng, chi phí cao hoặc transit ở nước thứ 3 thì giá rẻ hơn, từ 12-16 triệu đồng. 

Visa: 2,6 triệu đồng. Anh Đức làm visa 30 ngày, thông qua một bên dịch vụ thứ 3. Chi phí trên bao gồm visa, phí dịch vụ và bảo hiểm.

Khách sạn: Từ 600.000 - 2.000.000 đồng/đêm, tùy vị trí. 

Sim, thẻ Nol: Khoảng 500.000 đồng. Du khách được cung cấp một thẻ Nol bạc có sẵn 19 AED trong tài khoản (hơn 120.000 đồng), hạn sử dụng trong 2 năm và một sim UAE với dung lượng truy cập internet là 2GB. 

Ăn uống: Trung bình 60 AED/người/bữa (khoảng 400.000 đồng).

Ngoài ra còn có chi phí vé tham quan như vé lên tầng 125 của tòa nhà Burj Khalifa: 389 AED/người (2,5 triệu đồng); vé tham quan Dubai Frame: 50 AED (320.000 đồng); vé vào bể bơi sâu nhất thế giới - Ski Dubai: 410 AED (hơn 2,6 triệu đồng);...

Tổng: Khoảng 50 triệu đồng

Lưu ý

Theo anh Đức, việc di chuyển và tham gia các trải nghiệm độc đáo tại Dubai không gặp nhiều khó khăn. Du khách nên đến đây du lịch từ tháng 1 tới tháng 4 vì đây là khoảng thời gian thời tiết tại Dubai mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. 

Thời tiết ở Dubai nắng gắt và bỏng rát nên du khách cần chuẩn bị trang phục chống nắng, kem chống nắng và dưỡng da. Ngoài ra, khi mua sắm trong các khu chợ bản địa, du khách nên trả giá nhiệt tình, tránh tình trạng “chặt chém”.

Người dân Dubai chủ yếu theo đạo Hồi, song luật pháp nơi đây không quá nghiêm ngặt. Du khách chỉ cần hạn chế thể hiện tình cảm nơi đông người, tôn trọng phụ nữ.

“Lúc đầu mình cũng sợ ở Dubai có tình trạng trộm cắp, móc túi nhưng thực tế, an ninh nơi này rất tốt, người dân thì có ý thức cao trong việc tham gia giao thông”, anh Đức nói thêm.

Phan Đậu

Ảnh: Đức Nguyễn/The Hippy Family

Những điểm đến mùa thu đẹp 'lặng người' ở Sa Pa

Những điểm đến mùa thu đẹp 'lặng người' ở Sa Pa

Nằm ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, ngay dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm. Sau mùa cao điểm du lịch hè, Sa Pa tiếp tục thu hút du khách với mùa lúa chín ấn tượng.

Tags:

相关文章