Phát hiện kịp thời,ĐầutưkhoahọcvàcôngnghệtrongphòngchốngdịchbệnhCầncơchếđộtphávượttrộlich bong da tay ban nha quản lý và kiểm soát bệnh, dịch
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), kết quả các đề tài KH&CN nghiên cứu trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện, điều trị các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát như: Cúm A (H7N9, H5N1), sốt xuất huyết, tay- chân- miệng, Rubella, sởi, viêm màng não do vi rút, viêm màng não do mô cầu, ho gà...
Bên cạnh đó, công nghệ sinh học phân tử được nghiên cứu ứng dụng xây dựng các quy trình giúp chẩn đoán nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh dịch nguy hiểm như vi khuẩn, virus, nấm (Cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tay chân miệng, viêm não mô cầu...), các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch, luput ban đỏ...
Đồng thời, nghiên cứu úng dụng công nghệ nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều loại test, kít để chẩn đoán các gen kháng thuốc, các bệnh lây truyền như: Sởi, sốt xuất huyết, ký sinh trùng. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ gen... ) góp phần phát hiện kịp thời, quản lý và kiểm soát bệnh, dịch.
Đáng chú ý, chương trình nghiên cứu sản xuất vắc xin đã đảm bảo cung ứng cho Chương trình tiêm chủng mở rộng 11/12 loại vắc xin, xuất khẩu 4 vắc xin sang 10 nước. Tháng 3/2017, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành vắc xin phối hợp Sởi - Rubella, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 nước châu Á có thể tự sản xuất vắc xin phối hợp Sởi - Rubella sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, một số doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 bằng các công nghệ khác nhau như Công ty Nanogen, Công ty VinBioCare. Hiện có 4 cơ sở nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19 và 1 cơ sở nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 từ nước ngoài.