Theềuđiểmsngtrongcngtccảicchtưkq.c1o Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) tỉnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ CCTP, qua đó tạo được sự chuyển biến, với nhiều điểm sáng tích cực.
Tổ chức xét xử trực tuyến là điểm sáng trong công tác CCTP trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Theo đánh giá của Tỉnh ủy, năm 2022, các cơ quan tư pháp trong tỉnh thực hiện tốt chương trình, kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp đề ra; chất lượng công tác tư pháp chuyển biến tích cực theo hướng tôn trọng quyền dân chủ, quyền con người và bảo đảm công bằng xã hội trong khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp...
Năm 2022, cơ quan công an đã khởi tố 314 vụ/642 bị can tội phạm về trật tự xã hội, tòa án hai cấp đã giải quyết 5.463 trong số 5.877 vụ việc các loại; tổng số vụ việc, vụ án có dấu hiệu tham nhũng đã giải quyết 1 vụ/1 bị can (ngoài nhà nước) với số tiền thiệt hại 134 triệu đồng,…
Trong hoạt động thi hành án, thực hiện theo yêu cầu CCTP trong công tác thi hành án dân sự (THADS), thời gian qua lãnh đạo Cục THADS và các chi cục rất quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
“Trong hoạt động nghiệp vụ, Cục THADS tỉnh lấy giáo dục, thuyết phục là chính, chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế khi biện pháp giáo dục không hiệu quả. Do đó, kết quả hoạt động thi hành án trong năm qua cho thấy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế ngày càng giảm (chỉ phải tiến hành cưỡng chế 84 trường hợp, giảm 8 trường hợp), góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự địa phương”, ông Lê Phước Toàn, Cục trưởng Cục THADS tỉnh thông tin.
Còn đối với công tác xét xử, chuyển biến trong việc CCTP của tòa án hai cấp thể hiện rõ nhất chính là việc đổi mới tổ chức phiên tòa cả về nội dung và hình thức. Trong đó, dù chưa được trang bị các thiết bị hỗ trợ cho việc tổ chức xét xử phiên tòa trực tuyến nhưng tòa án hai cấp đã tranh thủ sự hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tận dụng, tiết kiệm các trang thiết bị sẵn có, qua đó đã tổ chức được 20 phiên tòa trực tuyến.
Ông Trương Đình Nghệ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, đánh giá: “Thời gian qua, tòa án hai cấp rất chú trọng việc tổ chức xét xử trực tuyến theo chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao. Việc xét xử trực tuyến vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc trích xuất bị cáo tham gia phiên tòa; người tham gia tố tụng có thể tham dự ở điểm cầu gần nơi cư trú… nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quá trình tranh tụng và yêu cầu của công tác CCTP”.
Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, công tác CCTP cũng được đơn vị rất chú trọng. Theo lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh, khi các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý có những yêu cầu, vướng mắc liên quan đến pháp luật, trung tâm sẽ linh động, bằng nhiều hình thức để hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho nhóm đối tượng này.
“Ví dụ như khi bà con có nhu cầu, chúng tôi có thể cử trợ giúp viên pháp lý đến tận nhà của bà con hỗ trợ về pháp lý hoặc bà con có thể sử dụng các thiết bị công nghệ để yêu cầu hỗ trợ và trung tâm sẽ tiếp nhận, liên hệ, rồi tiến hành hỗ trợ cho bà con”, ông Vũ Anh Quân, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh, cho biết.
Cùng với đó, trong lĩnh vực giám định tư pháp cũng được quan tâm, chú trọng, hiện tại tỉnh có 2 tổ chức giám định tư pháp công lập, gồm Trung tâm Pháp y tỉnh Hậu Giang và Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh; 5 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; 78 giám định viên tư pháp và 18 người giám định tư pháp theo vụ việc phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, góp phần giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh thì công tác CCTP vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả chưa cao; việc tham mưu, đề xuất, phối hợp trong CCTP có lúc chưa kịp thời, chặt chẽ. Cùng với đó, trong bối cảnh các vụ án và tính chất phức tạp của vụ án ngày càng tăng, lực lượng cán bộ tư pháp, hoạt động bổ trợ tư pháp có hạn, áp lực công việc nhiều cũng ảnh hưởng tiến độ giải quyết.
Để nâng cao hiệu quả CCTP trong thời gian tới, năm 2022 Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, đề nghị các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, nội dung; phối hợp với các ngành Trung ương bố trí, trang bị cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, phấn đấu trong thời gian tới hình thành được mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giải quyết kịp thời các vụ án trọng điểm và những vụ án dư luận xã hội quan tâm, hạn chế thấp nhất tình trạng án oan sai, bị hủy, sửa.
Bài, ảnh: B.B