【kết quả bóng đá hạng ngoại hạng anh】Đầu tư cho năng lượng chờ sức bật mới

[La liga] 时间:2025-01-26 21:38:51 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:102次
Các doanh nghiệpđang chờ cơ chế chính sách thuận lợi để đầu tưdự ánnăng lượng,Đầutưchonănglượngchờsứcbậtmớkết quả bóng đá hạng ngoại hạng anh đặc biệt là năng lượng tái tạo

Năng lượng xanh vẫn hút mắt nhà đầu tư

Ít ngày trước, UBND tỉnh Quảng Trị gửi công văn hỏi ý kiến một số bộ, ngành việc Công ty Sembcorp Solar Vietnam Pte.Ltd đề xuất muốn được góp vốn, mua cổ phần của 5 dự án điện gió trên địa bàn gồm: GELEX 1, 2, 3 và Hướng Phùng 2, 3.

Cụ thể, Sembcorp muốn bỏ ra 710 tỷ đồng và 1.269 tỷ đồng để sở hữu 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH Điện gió Hướng Phùng và Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex Quảng Trị, là những đơn vị đang sở hữu 5 dự án điện gió nói trên và đều thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX.

Không chỉ Sembcorp, giữa tháng 11/2023, tỉnh Quảng Trị cũng có văn bản gửi các bộ, ngành, xin ý kiến về việc 2 nhà đầu tư từ Trung Quốc muốn mua lại 50% cổ phần của Dự án điện gió Amaccao Quảng Trị 1.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một nhà môi giới cho các thương vụ M&Atrong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho hay, vẫn có nhiều nhà đầu tư muốn mua các dự án điện sạch với giá cả rất rõ ràng.

Theo đó, những dự án điện gió đã vận hành và hưởng giá FIT như công bố đang được tìm mua với giá khoảng 2,1-2,2 triệu USD/MW; những dự án chưa có FIT, nhưng giấy tờ chuẩn cũng được mua tới 1,7-1,9 triệu USD/MW. Các dự án chưa đủ giấy tờ cũng vẫn được tìm mua, nhưng thiếu giấy tờ gì thì trừ đi giá của loại giấy tờ đó. 

“Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, việc mua lại các dự án năng lượng xanh như trên mang tính chất liên quan tới tài chínhlà chủ yếu, bởi thực tế phát điện của các dự án năng lượng tái tạo không như kỳ vọng ban đầu. Các loại chứng chỉ sử dụng năng lượng tái tạo, chứng chỉ giảm phát thải cũng có, nhưng không phải là điểm chính. Không loại trừ cả những trường hợp mua lại dự án nhằm đảo, đẩy tài sản, tính tiếp cho một vòng quay tài chính mới”, nhà môi giới nọ chia sẻ.

Hiện có tới 5.000 MW điện gió đang chạy đua để kịp bán điện trước khi kết thúc năm 2025, nhằm hưởng mức giá được cho là hấp dẫn, không vượt quá 6,95 UScent/kWh. Điều này cũng tương đương với việc vài tỷ USD chực chờ đổ vào năng lượng xanh.

Trong khi chưa trông chờ được gì mới ở các dự án điện tái tạo tập trung và quy mô lớn được triển khai, nhiều ánh mắt đổ dồn về câu chuyện mua bán điện trực tiếp.

Khảo sát của Bộ Công thương tại 95 dự án điện gió, điện mặt trời có công suất đặt 30 MW trở lên, 67 dự án phản hồi cho thấy, có 24 dự án (công suất đặt 1.773 MW) mong muốn tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp (DPPA); 17 dự án (công suất đặt 2.836 MW) đang cân nhắc về điều kiện tham gia, khả năng tìm và ký hợp đồng với khách hàng; 26 dự án còn lại không có nhu cầu tham gia.

Về khách hàng sử dụng điện, sau khi sàng lọc, tư vấn đã gửi phiếu khảo sát tới 41 khách hàng, có 24 khách hàng trả lời mong muốn tham gia cơ chế DPPA.

Cũng theo yêu cầu mới đây của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương tập trung nhân lực cao nhất để xây dựng, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền trước ngày 31/12/2023 các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu…

Tuy nhiên, nguồn tin của Báo Đầu tư vào ngày 28/12/2023 cũng cho hay, Bộ Công thương sẽ tiếp tục trình xây dựng nghị định của Chính phủ. Trước đó, vào tháng 10/2023, Bộ này cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định ban hành cơ chế DPPA theo hình thức nghị định của Chính phủ.

Về trường hợp mua bán điện thông qua đường dây tư nhân kết nối trực tiếp, do việc thực hiện đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai, vì vậy, Bộ Công thương sẽ hướng dẫn các đơn vị theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điện gió ngoài khơi háo hức chờ

Tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) mới đây, Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) đã công bố ra mắt Quỹ thị trường tăng trưởng II (GMF II) với mục tiêu huy động 3 tỷ USD nhằm phát triển 10.000 MW điện từ năng lượng tái tạo. Việt Nam cũng được điểm danh trong danh mục đầu tư của quỹ này.

Hiện tại, việc triển khai các Dự án điện năng lượng tái tạo mới tại Việt Nam đang chậm lại, bởi Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII chưa được phê duyệt, nên các chính sách cụ thể để phát triển Dự án điện gió, điện mặt trời chưa có.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
友情链接