您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【giải hạng 2 trung quốc】Quản trị doanh nghiệp kém do ít học hỏi

Cúp C19715人已围观

简介Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: N.Hiền Xếp hạng thấp nhất trong khu vựcTrong những năm ...

quan tri doanh nghiep kem do it hoc hoi

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: N.Hiền

Xếp hạng thấp nhất trong khu vực

Trong những năm gần đây,ảntrịdoanhnghiệpkémdoíthọchỏgiải hạng 2 trung quốc quản trị công ty luôn được coi là nhân tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng và phát triển bền vững của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết và các công ty đại chúng bởi một công ty có hệ thống quản trị tốt sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo sự tin cậy đối với các cổ đông, đối tác cũng như tạo được niềm tin đối với đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong công ty.

Hiện nay, với việc thành lập Khu kinh tế chung ASEAN, vấn đề quản trị công ty càng được quan tâm mạnh mẽ hơn nữa. Từ năm 2011, Diễn đàn các thị trường vốn ASEAN và Ngân hàng Phát triển châu Á đã phát hành báo cáo hằng năm của thẻ điểm quản trị công ty của các nước khu vực ASEAN, thực hiện việc chấm điểm xếp hạng quản trị công ty tại khu vực ASEAN.

Với thẻ điểm này, các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như các thị trường của các nước trong ASEAN được chấm điểm để đánh giá mức độ quản trị của các công ty dựa trên bộ nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển bao gồm quyền của cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông, vai trò của các bên liên quan, công bố thông tin, tính minh bạch và trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Trong đó, trách nhiệm của Hội đồng quản trị chiếm đến 40% tiêu chí đánh giá.

Theo công bố của Diễn đàn các thị trường vốn ASEAN, Việt Nam hiện đang đứng thứ hạng thấp nhất trong số 6 quốc gia ASEAN có các doanh nghiệp tham gia đánh giá thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).

Tại hội thảo, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chia sẻ, qua cuộc bình chọn báo cáo thường niên tổ chức 8 năm qua, các báo cáo của doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng vẫn chỉ đạt mức trung bình. Trung khu vực, Việt Nam đang bị đánh giá ở mức dưới trung bình. Theo bà Đào, vấn đề quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam còn rất nhiều nội dung, kỹ năng cần được cải thiện để đáp ứng quy định của luật pháp trong nước, từ đó tiệm cận các tiêu chuẩn của các nước khu vực

Ông Võ Thái Hòa, Phó Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam nhận định, đa số các thành viên hội đồng quản trị tại các công ty Việt Nam chưa hiểu rõ vai trò của mình. Đặc biệt, việc hợp tác giữa thành viên hội đồng quản trị với các thành viên ban giám đốc và ban quản lý còn nhiều vướng mắc. Đôi khi hội đồng quản trị can thiệp quá sâu vào hoạt động của ban lãnh đạo hoặc một số nơi bị ban lãnh đạo lấn át, từ đó dẫn đến những xung đột về lợi ích. Tại một số công ty, các thành viên chưa được đào tạo một cách bài bản hoặc việc phân công trách nhiệm chưa cụ thể, dẫn tới năng lực điều hành yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại hiện nay.

Nguyên nhân của những yếu kém này, theo ông Hòa là do kinh tế Việt Nam phát triển chậm so với khu vực. Do đó, Việt Nam cẫn nỗ lực học tập và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi chung trong thời kỳ hội nhập. Vừa rồi, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư liên quan đến quản trị doanh nghiệp áp dụng cho công ty đại chúng cũng như các quy định cụ thể về công bố thông tin, kiểm tra giám sát và xử phạt việc công bố thông tin. Trên cơ sở đó, hội đồng quản trị sẽ có định hướng và hiểu biết rõ ràng để áp dụng trong hoạt động công bố thông tin cho nhà đầu tư và cổ đông.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Donna Hamlin, Tổng Giám đốc, Thành viên Ban quản trị Intrabond Capital và Chủ tịch Hamlin Harkins cũng đánh giá, so với thế giới Việt Nam đã có những thông lệ rất tốt về công bố thông tin, từ đó, cơ hội để nâng cao chất lượng quản trị là rất lớn. Bà Hamlin cũng nhấn mạnh về việc các thành viên hội đồng quản trị cần chú trọng tới việc học hỏi để am hiểu từ đó có thể lãnh đạo công ty một cách hiệu quả.

Chưa chủ động học hỏi

Bà Đào cũng cho biết, theo quy định, các thành viên hội đồng quản trị của các công ty niêm yết phải tham gia các khóa đào tạo và công khai các khóa đào tạo đã tham dự tại báo cáo thường niên. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít công ty niêm yết công khai được điều này. Nguyên nhân là do hiện có rất ít khóa đào tạo dành cho đối tượng là thành viên hội đồng quản trị, nếu có thì đa phần là các buổi cập nhật các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hầu như không có các khóa đào tạo cung cấp các kỹ năng quản lý và kỹ năng của hội đồng quản trị.

Ngoài ra, theo bà Đào, ý thức của thành viên hội đồng quản trị trong việc nâng cao kỹ năng của mình cũng chưa cao. Tại các khóa đào tạo do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM tổ chức, đa phần các công ty chỉ cử nhân viên hoặc người công bố thông tin tới học, rất ít thành viên hội đồng quản trị tới tham dự.

Về vấn đề này, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP FPT cũng thừa nhận, việc đưa lãnh đạo đi học là một bài toán rất khó. Tuy nhiên, ông Bình chia sẻ kinh nghiệm rằng, có thể cử các đối tượng này đi dạy tại các khóa đào tạo, từ đó sẽ mở ra các cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng cho các thành viên hội đồng quản trị.

Tags:

相关文章