【werder bremen – hoffenheim】“Hội nhập chấm 3”: Doanh nghiệp nên học tập Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  发布时间:2025-01-09 12:40:33   作者:玩站小弟   我要评论
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu nói về khó khăn thuận lợi khi Việt werder bremen – hoffenheim。

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu nói về khó khăn thuận lợi khi Việt Nam tham gia TTP

Trong buổi tọa đàm “Leader Talk: Cạnh tranh toàn cầu và hướng đi cho người khởi nghiệp” do Vietnam New Media Group tổ chức,ộinhậpchấmDoanhnghiệpnênhọctậpĐạitướngVõNguyênGiáwerder bremen – hoffenheim các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều phân tích về thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam khi sân chơi mới TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) sắp được mở ra.

Việc đàm phán để gia nhập Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Việt Nam trong thời gian qua là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Theo bà Phạm Chi Lan gia nhập ASEAN đánh dấu Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập chấm 1, “sân chơi” WTO là hội nhập chấm 2 và sắp tới TPP sẽ là hội nhập chấm 3. Bà cho biết, bối cảnh của Việt Nam khi tham gia TTP có nhiều nét khác so với lúc gia nhập WTO bởi nền kinh tế của nước ta đã phát triển hơn trước, quy mô nền kinh tế cũng rộng lớn hơn. Hội nhập TTP mang hàm nghĩa sâu rộng hơn WTO, nếu như trước các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá cả, thâm nhập chuỗi giá trị thì hiện nay các phương thức cạnh tranh sẽ khác biệt hơn, đòi hỏi tầm cao hơn.  Đi kèm với giai đoạn “hội nhập chấm 3” sẽ là rất nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng TTP có thể coi là thời kỳ "hội nhập chấm 3" của Việt Nam

TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh BDI cho rằng, TTP chặt chẽ hơn WTO rất nhiều, có những điều khoản mà WTO không có nhưng TTP thì có và nước muốn tham gia TTP buộc phải tuân thủ những quy định đó. TPP đòi hỏi sự minh bạch tuyệt đối trong cả báo cáo tài chính và các giao dịch cụ thể. Bên cạnh đó còn hàng loạt các vấn đề khác như tuân thủ sở hữu trí tuệ, nghiêm cấm tuyệt đối lao động trẻ em, không có cơ quan đứng đầu “chụp mũ”… Nếu như WTO là một bộ quy tắc thì TTP là một “miếng bánh” có sự cho – nhận rõ ràng.

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, TTP là liên kết địa chính trị về mặt chiến lược, chương trình của TTP phù hợp với thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nó có thể sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, TTP có các yêu cầu rất khắt khe, ví dụ như về xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ…

Ông Doanh cho biết, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn làm ăn chộp giật, chạy theo phong trào và cái lợi trước mắt nên dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững. TTP được coi là “hiệp định của thế kỷ 21” mở ra một sân chới mới rộng hơn song cũng nhiều thử thách hơn. Để có thể tiến tới thành công , TS Lê Đăng Doanh nhắc đến chiến lược “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp cần phải tích lũy kinh nghiệm từ các bài học nhỏ để dần vững mạnh và quan trọng nhất là không được e dè, sợ hãi trước khó khăn”.

Thanh Thu

相关文章

最新评论