【kqbd anh 2】Có dễ áp giá trần đối với thị trường dầu toàn cầu ?

  发布时间:2025-01-25 16:53:41   作者:玩站小弟   我要评论
Lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường dầu thế giới chứng kiến một mức khống chế đối với gi&aa kqbd anh 2。

Lần đầu tiên trong lịch sử,ễpgitrầnđốivớithịtrườngdầutoncầkqbd anh 2 thị trường dầu thế giới chứng kiến một mức khống chế đối với giá bán trong gói biện pháp trừng phạt nhằm vào một quốc gia.

Các đoàn tàu chở dầu tại East Chicago, bang Indiana, Mỹ. Ảnh: AP

Sức ép của phương Tây đối với nước Nga đang bước sang một mặt trận mới. Việc nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới bị áp giá trần rõ ràng là yếu tố mà các bên sẽ đều phải tính đến khi hoạch định chính sách năng lượng của mình. Mỗi ngày, nếu thế giới tiêu thụ khoảng 100 triệu thùng dầu thì 1/10 trong số đó là dầu của Nga.

Với mức giá trần 60 USD/thùng mà Nhóm G7 và Liên minh châu Âu thống nhất áp đặt, dầu Nga không thể bán được với giá cao hơn khi vận chuyển đến các nước thứ ba qua đường biển.

Có thể thấy rằng, việc áp trần giá dầu không chỉ đơn thuần là một quyết định về kinh tế, mà nó nằm trong tổng thể cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây trong bối cảnh xung đột tại Ukraine. Và dầu được chọn vì là mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Nga.

Theo giới phân tích, mức giá trần này không có tác động lớn tức thì đối với Nga vì thực tế là gần với giá dầu Urals bán ra thị trường trong thời gian qua. Mức giá trần chỉ có thể cản trở Matxcơva thu lợi nhuận khi giá dầu tăng cao và việc áp giá trần được thực thi nghiêm ngặt.

Hiện Nga đang cân nhắc các phương án nhằm đáp trả phương Tây. Theo đó, lựa chọn thứ nhất là cấm hoàn toàn việc xuất khẩu dầu thô Nga sang các nước liên quan việc ủng hộ áp trần giá dầu. Thứ hai là cấm xuất khẩu dầu theo các hợp đồng trong đó có điều khoản liên quan trần giá dầu. Thứ ba là đưa ra “giá biểu thị”, xác định mức giảm tối đa của dầu Urals dựa trên dầu thô Brent và sẽ không thông qua bất cứ thỏa thuận bán dầu nào nếu mức giảm này gia tăng. Và theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, Nga có thể giảm sản lượng khoảng 1,4 triệu thùng dầu/ngày ngay từ đầu năm 2023.

Theo tuyên bố của Tổng thống Nga Putin, chuyện giá cả sẽ không thể do người mua quyết định vì đó là cách thức phi thị trường.

Sản lượng dầu thô của Nga ước tính 10 triệu thùng dầu/ngày. Doanh thu từ dầu đóng góp tới hơn 30% vào ngân sách của Nga. Ngay cả khi bị áp giá trần như hiện nay, dự kiến Nga vẫn thu được 10-15 tỉ USD mỗi tháng từ xuất khẩu dầu, ngang với mức của năm 2021, tức là trước khi xảy ra xung đột Ukraine.

Trong số các điểm đến của dầu Nga theo số liệu của năm 2021, riêng EU và Mỹ đã chiếm quá nửa, tới 55%. Khách hàng lớn tiếp theo là Trung Quốc, chiếm khoảng 1/5. Còn lại là các nước khác. Vậy sau khi đối mặt các lệnh trừng phạt, dầu của Nga được xuất đi những đâu?

Trong tháng 11 vừa qua, lượng xuất khẩu dầu của Nga qua đường biển đạt hơn 3 triệu thùng/ngày. Khoảng 67% lượng dầu thô từ các cảng của Nga hướng đến châu Á, tăng mạnh so với mức 40% trước khi Matxcơva tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2.

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Nga đã tăng lên 1,9 triệu thùng/ngày vào tháng 11 từ mức 1,82 triệu thùng trong tháng 10. Cùng trong thời gian này, Ấn Độ nhập khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga là 1 triệu thùng/ngày, cao hơn gần 100.000 thùng/ngày so với tháng 10 và gấp 10 lần so với thời điểm trước khi nổ ra xung đột tại Ukraine. Lượng xuất khẩu khẩu dầu của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng đáng kể, từ 320.000 thùng/ngày lên 540.000 thùng/ngày trong tháng 11. Nguồn dầu dồi dào của Nga cũng đang đổ đến Sri Lanka, với 60% lượng dầu thô nhập khẩu kể từ tháng 5 là đến từ Nga. Tại Trung Đông - châu Phi, các nước trong khu vực này đã nhập khoảng 268.000 tấn dầu tinh chế từ Nga trong tháng 9.

Nga cũng đang khai phá các tuyến đường mới ngắn hơn để chuyển dầu sang châu Á, kể cả là đi qua Bắc cực, là tuyến đường khó đi hơn nhưng rút ngắn được một nửa thời gian so với thông thường.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

相关文章

最新评论