【phân tích kèo bóng đá】Nhiều bộ, ngành chưa nghiêm túc thực hiện công tác thống kê

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:43:47 评论数:

nhieu bo nganh chua nghiem tuc thuc hien cong tac thong ke

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lê Tiến

Nhiều hạn chế

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, công tác thống kê bộ, ngành thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải khắc phục như: việc sửa đổi, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê của một số bộ, ngành còn chậm, ứng dụng công nghệ thông tin thiếu đồng bộ dẫn đến thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, kịp thời, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội.

Tổ chức, bộ máy và bố trí người làm công tác thống kê còn chưa được quan tâm đúng mức. Một số bộ không có tổ chức thống kê cũng như công chức chuyên trách thống kê…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng cho biết, theo quy định của Luật Thống kê 2015, tổng số chỉ tiêu thống kê quốc gia do bộ, ngành trực tiếp phân công chủ trì thực hiện là 79 nhưng mới chỉ thu thập đầy đủ được 34 chỉ tiêu; số chỉ tiêu đã tổng hợp nhưng chưa đầy đủ là 29 và số chỉ tiêu chưa thực hiện là 16.

Đặc biệt, có nhiều bộ quan trọng vẫn còn tồn đọng chỉ tiêu thống kê như Bộ Tài nguyên Môi trường chưa thực hiện 3/16 chỉ tiêu, Bộ Thông tin &Truyền thông là 6/16 chỉ tiêu, Bộ Công Thương là 1/16 chỉ tiêu…

Phó Thủ tướng cho biết, đối với việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê của bộ ngành, chế độ báo cáo thống kê bộ ngành phối hợp chia sẻ thông tin thống kê, mặc dù Luật Thống kê được ban hành từ năm 2005 nhưng đến nay mới chỉ có 11 bộ ngành đã ban hành chế độ báo cáo thống kê theo quy định.

Luật, nghị định đã có nhưng các bộ vẫn chưa thực hiện nghiêm túc. Vẫn còn 2 bộ không thành lập phòng thống kê theo quy định. Thậm chí, Ban tổ chức Hội nghị phải có công văn hoả tốc để các bộ cử lãnh đạo có trách nhiệm đến dự hội nghị, nhưng nhiều bộ vẫn không có người tham gia.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) Nguyễn Bích Lâm cho biết, đến nay, có 22 bộ, ngành đã ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành. Trong đó có 15 bộ, ngành hoàn thành rà soát và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định trong Luật Thống kê 2015. Có 21 bộ, ngành ban hành chế độ báo cáo thống kê bộ, ngành, trong đó 11 bộ, ngành đã rà soát, cập nhật, ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành phù hợp với Luật Thống kê 2015 và hệ thống chỉ tiêu thống kê mới của bộ, ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác thống kê bộ, ngành thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm đã chỉ ra như: xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê của một số bộ, ngành còn chậm, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung theo Luật Thống kê 2015; nhiều bộ, ngành chưa thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công, thiếu các phân tổ chủ yếu hoặc chưa kịp thời.

Đang xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngành tài chính

nhieu bo nganh chua nghiem tuc thuc hien cong tac thong ke

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, cho đến nay, công tác thống kê của Bộ Tài chính về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác thống kê của Bộ Kế hoạch&Đầu tư, đáp ứng được yêu cầu điều hành công tác tài chính và ngân sách của ngành cũng như cung cấp thông tin cho các tổ chức quốc tế.

Về phối hợp chia sẻ thông tin với TCTK, Bộ Tài chính đã có quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế và TCTK. Quy chế này được xây dựng từ năm 2016. Năm 2017, Bộ chỉ đạo Cục Tin học thống kê cùng với Trung tâm tin học của TCTK thí điểm trao đổi số liệu về giải ngân vốn đầu tư. Hiện nay, quy chế phối hợp giữa hai bộ đang trong giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị ký kết.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng cho biết, trong ngành, Bộ Tài chính đang xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngành tài chính. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng của quốc gia. Bộ Tài chính đã phê duyệt ban hành cơ sở dữ liệu ngành tài chính bao gồm 13 cơ sở dữ liệu thành phần và đang xây dựng các chương trình phần mềm. Cơ sở dữ liệu này sẽ chia sẻ trong nội nộ ngành tài chính và là mô hình cơ sở dữ liệu mở hướng đến CMCN 4, hướng tới chia sẻ với các bộ ngành, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, công tác thống kê được Bộ Tài chính chú trọng. Bộ hiện có 34 cán bộ chuyên trách và 31 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thống kê. Cục Tin học thống kê chủ trì công tác thống kê của Bộ Tài chính. Các cục và các tổng cục quan trọng đều có phòng chức trách nhiệm vụ thống kê như Vụ Ngân sách nhà nước, Cục Quản lý bảo hiểm…

Về kiến nghị, lãnh đạo Bộ Tài chính đề xuất, thứ nhất, về báo cáo thống kê cũng như công tác thống kê, đề nghị TCTK đẩy mạnh ứng dụng CNTT có tích hợp công nghệ tiên tiến thông minh trong hoạt động thống kê, nghiên cứu xây dựng kiến trúc cơ sở thống kê theo hướng tích hợp tương đối.

“Cơ sở dữ liệu quốc gia ngành tài chính như thuế, hải quan, kho bạc, giá, công sản, chứng khoán, thu chi ngân sách… rất sẵn sàng vì được xây dựng trên cơ sở dữ liệu tự động tích hợp. Chúng tôi mong muốn TCTK sẽ đưa ra các chuẩn dữ liệu kết nối, làm sao để các báo cáo thống kê đó sẽ tự động cập nhật vào để đảm bảo sự kịp thời”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.

Hai là, vừa qua Nghị định 60/2018/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia được ban hành. Nghị định này có quy định nội dung thu ngân sách phải theo chỉ tiêu ngành kinh tế. “Bộ Tài chính đề nghị không theo dõi thu ngân sách phân theo ngành kinh tế vì hiện nay các doanh nghiệp đa phần hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, do đó không thể phân định được số thu đó thuộc ngành nào, lĩnh vực nào. Từ khi ban hành nghị định đến nay, việc phân định này vẫn chưa thực hiện được”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nói.

Phải làm tăng giá trị của số liệu

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ nội dung trọng tâm của ngành thống kê đến năm 2020 cần tập trung vào các nội dung sau.

Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đối tượng sử dụng thông tin thống kê và bản thân người làm thống kê về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, thực hiện công tác đối ngoại của đất nước.

“Bộ nào, ngành nào, địa phương nào quan tâm thì công tác thống kê, hạch toán rõ ràng sẽ khác. Còn chỗ nào cho rằng có cũng được, không có cũng được chắc chắn sẽ khó khăn”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Thứ hai, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thống kê và Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý để hoạt động đồng bộ, thông suốt và bảo đảm tính nhất quán.

Thứ ba, các bộ, ngành, địa phương cần tiến hành kiểm kê, đánh giá đầy đủ các nguồn lực, bao gồm cả nhân lực và tài lực.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, các bộ, ngành được phân công cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch&Đầu tư, TCTK để thực hiện điều tra thống kê GDP, chống thất thu thuế trong khu vực chưa được quan sát; xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp cũng như công bố sách trắng tình hình DN Việt Nam.

Phó Thủ tướng yêu cầu, “hoạt động phổ biến thông tin thống kê cần theo hướng đa dạng hóa”. Các bộ, ngành phải thực hiện nghiêm quy chế phổ biến thông tin thống kê, tránh tình trạng số liệu chỉ để trong ngăn kéo. Hiện, việc công bố thông tin thống kê giống như “rừng số liệu”, trong khi yếu tố phân tích, đánh giá, dự báo, lý giải nguyên nhân rất ít. Số liệu là thật nhưng phải gia tăng giá trị của số liệu bằng cách phân tích, đánh giá xu hướng.

最近更新