Một trong những buổi tập huấn tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông về xây dựng kế hoạch giáo dục của chương trình hiện hành,ươngtrìnhlàpháplệnhsáchgiáokhoachỉlàlựachọkqbd j league định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT tổ chức
Giáo viên mong mỏi tập huấn sách giáo khoa mới
Đến nay, các địa phương lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới về cơ bản đã hoàn tất. Tuy nhiên, giáo viên vẫn mong mỏi được tập huấn sách giáo khoa mới.
Theo cô N.T (Giáo viên xỉn được giấu tên ở một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì Hà Nội đã lựa chọn xong sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới. Nhưng hiểu được cặn kẽ về phương pháp dạy từ truyền đạt kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua sách giáo khoa mới thì cần có những buổi tập huấn.
Một số giáo viên chia sẻ, đây là năm học đặc biệt, khi những đổi mới cần được chuẩn bị thực hiện thì gặp phải dịch COVID-19. Gần như năm nay giáo viên không có nghỉ hè, đặc biệt ở những trường tư thục phải thực hiện như: Chuẩn bị khớp với chương trình, sách giáo khoa mới và kiến thức riêng của nhà trường theo đuổi.
Ở nhiều nơi vùng khó giáo viên mong muốn được tập huấn sách giáo khoa mới lại càng nhiều hơn.
Trả lời về thực tế này, TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Việc tập huấn này gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Trước tiên giáo viên phải tập huấn chương trình (trước khi tập huấn sách giáo khoa) đòi hỏi sau khi tìm hiểu chương trình thì giáo viên phải tìm hiểu yêu cầu cần đạt của từng môn, từng lớp, từng cấp học. Sau khi lựa chọn được sách giáo khoa sẽ giúp cho giáo viên, học sinh đạt được mục đích, yêu cầu cần đặt ra.
Đây là giai đoạn các địa phương sẽ triển khai quá trình tập huấn sách giáo khoa. Để làm được điều này, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Nhà xuất bản thống nhất với địa phương lên lịch cụ thể với giáo viên xem tập huấn thời điểm nào.
Trước khi tập huấn trực tiếp thì các bài giảng được đưa vào số hóa, online lên hệ thống và giáo viên có 5 ngày để tìm hiểu bài giảng này. Sau 5 ngày tìm hiểu bài giảng này giáo viên có 2 ngày được tương tác trực tiếp với những tác giả viết sách giáo khoa hoặc những người được tác giả ủy quyền báo cáo. Giáo viên sử dụng quy chế sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt tại chỗ, tại trường để tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa và từ đó xây dựng kế hoạch của mình.
5 bộ sách cùng một mục tiêu
Sự khác biệt rất rõ giữa chương trình mới và chương trình hiện hành chính là chương trình sách giáo khoa mới và chương trình mới cho phép phát huy tối đa sự sáng tạo của giáo viên, cụ thể hoá năng lực của học sinh.
Điều này cũng lý giải cho băn khoăn của nhiều phụ huynh khi các trường dạy các bộ sách giáo khoa khác nhau có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng dạy và học. TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: Chương trình quy định học sinh lớp 1 sẽ đạt được những mục tiêu gì. Nên 5 bộ sách, dù cách thể hiện khác nhau nhưng đích đến phải đạt được những mục tiêu trong chương trình.
“Cũng có trường hợp, học sinh đang học mà phải chuyển trường giữa chừng thì việc học sách giáo khoa ra sao. Bộ GD&ĐT đã tính đến việc này và đang dự thảo trong điều lệ trường tiểu học để hướng dẫn và cung cấp thông tin rõ hơn tới nhà trường, phụ huynh. Cụ thể, nơi học sinh chuyển đến sẽ đánh giá năng lực của học sinh đó để xếp lớp phù hợp”, TS Thái Văn Tài cho biết.
TS Thái Văn Tài cũng lưu ý, chương trình hiện hành thì sách giáo khoa là pháp lệnh, nên khi kiểm tra, đánh giá sẽ dựa vào sách giáo khoa. Nhưng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì chương trình là pháp lệnh, quy ra yêu cầu cần đạt từng giai đoạn lớp học. Kiểm tra đánh giá cũng dựa vào chương trình để đánh giá.
Điểm khác biệt lớn nhất này được cụ thể hoá, dù học sinh học trường nọ, sách kia nhưng đánh giá lại chung là cùng một chương trình. Nên tính phổ quát và phù hợp với từng nơi có mối quan hệ vừa bền chặt vừa mở rộng.
Theo baotintuc.vn