Trong kinh doanh,ýdomộtsốngườirấtmaymắntronglàmăkq bóng đa một số người thường có may mắn hơn người khác. "Thực tế, nhiều doanh nhân và mô hình kinh doanh tôi biết nhờ may mắn mà thúc đẩy thành công", chuyên gia Anthony K. Tjan nói.
Ông Anthony K. Tjan cùng với hai chuyên gia khác Richard Harrington và Tsun-yan Hsieh là đồng tác giả một quyển sách cho Harvard Business Review Press. Trong công trình này, các chuyên gia nói rằng "may mắn không hoàn toàn chỉ là may mắn".
Một chương của quyển sách đề cập đến nguyên tắc "hãy tự tạo ra may mắn cho chính mình" khi kinh doanh. Ba vị chuyên gia kết luận may mắn, cùng với lương tâm, trí tuệ và can đảm là những thành tố giúp xây dựng doanh nghiệp thành công.
Chuyên gia cho rằng có những may mắn có thể chủ động hình thành. Ảnh: Thinkstock
Qua hàng trăm cuộc phỏng vấn, cộng tác và tương tác, các chuyên gia nhận ra, ngoài những may mắn không thể tác động (như sinh ra ở đâu, rút thăm...) thì còn nhiều may mắn mà ta có thể chủ động hình thành. Do vậy, họ kết luận "may mắn trong kinh doanh" có thể tác động, tức là bạn có thể tăng xu hướng may mắn trong làm ăn nếu biết cách thực hiện.
"Chúng tôi phát hiện trong nghiên cứu rằng những người tự mô tả mình là người may mắn trong kinh doanh có xu hướng may mắn hơn vì họ có thái độ đúng đắn", Anthony K. Tjan nhận định và chia sẻ 3 bước hướng đến một thái độ may mắn, dù ý thức hay vô thức.
Nền tảng của may mắn là khiêm nhường
Jim Collins - Tác giả quyển sách "Good to Great" nói rằng sự khiêm nhường là một trong những đặc điểm chính của các nhà điều hành doanh nghiệp có năng suất cao. Thái độ may mắn bắt nguồn từ sự khiêm tốn và thừa nhận điểm yếu của bản thân trước những giới hạn của chính mình.
Trong doanh nghiệp, bạn cần có đủ tự tin để đạt được sự tôn trọng của người khác nhưng cần cân bằng với việc chấp nhận những điều chỉ đơn giản là bạn không biết. Khiêm tốn là con đường dẫn đến sự tôn trọng trong khi tự tin là cách để điều khiển sự tôn trọng đó. Do vậy, việc chấp nhận "khiêm nhường hóa" là cách các nhà lãnh đạo may mắn hơn.
Tò mò là phản ứng của khiêm nhường
Sự khiêm nhường mang đến cho con người khả năng về trí tò mò. Ngược lại, những người hoàn toàn tự tin hoặc kiêu ngạo thì ít có khả năng đặt câu hỏi về triển vọng cá nhân và toàn cảnh thế giới.
Những người kinh doanh có trí tò mò luôn thèm muốn tìm hiểu thêm về mọi thứ. Họ đọc, lắng nghe các đề xuất và khám phá những ý tưởng mới với tốc độ cao hơn người khác. Họ thường xuyên đặt câu hỏi hơn là cố gắng trả lời chúng. Cuối cùng, họ trở nên may mắn hơn vì họ sẵn sàng gặp gỡ những người mới, đặt câu hỏi mới và đi đến những địa điểm mới.
Lạc quan mang đến thay đổi tích cực
Lạc quan là nguồn năng lượng cho phép mang đến những thay đổi tích cực. Nếu sự khiêm nhường là nền tảng cho trí tò mò thì lạc quan mang đến niềm tin và nhiều năng lượng.
Người lạc quan là người cho đi năng lượng nhiều hơn tạo ra nó. Nhờ tâm thế tích cực, những cá nhân như vậy có cơ hội đón nhận những cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và giá trị. Họ cũng có khả năng hành động dựa trên những gì đã thấy vì họ có niềm tin vào khả năng tốt hơn.
Phương trình cơ bản có việc phá triển thái độ may mắn thật sự đơn giản. Nó bắt đầu từ sự khiêm nhường để tự nhận thức. Tiếp theo là sự tò mò để hỏi những câu hỏi đúng. Và kết thúc là niềm tin về luôn luôn có một cái gì đó tốt hơn.
Ba chuyên gia kết luận, những người may mắn nhất trong thế giới kinh doanh là những người nắm giữ cả 3 yếu tố của phương trình thái độ may mắn gồm khiêm tốn, trí tuệ tò mò và lạc quan.
Họ tự nhủ rằng "Tôi đủ khiêm nhường để nói tôi không biết cách làm tốt hơn"; "Tôi tò mò và can đảm để đặt câu hỏi làm sao để có thể hoàn hảo hơn"; "Tôi nắm lấy sự lạc quan để kết quả cuối cùng luôn được cải thiện".
Theo VnExpress