发布时间:2025-01-24 23:36:25 来源:88Point 作者:Cúp C1
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương APEC |
Hội nhập,ỗlựcchốngxóimòncơsởtínhthuếvàchuyểndịchlợinhuậkèo 2.5/3 nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế trong chính sách thuế tại những nước nơi doanh nghiệp đó tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những nước/vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng không để trốn thuế, né thuế thông qua các hoạt động chuyển giá, thương mại điện tử, vốn mỏng, lợi dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cơ sở thường trú hay "thiên đường thuế".
Để loại bỏ những hành vi nêu trên, các nước OECD đã thiếp lập diễn đàn toàn cầu thực hiện gói hành động BEPS với 15 nội dụng cụ thể. Các nước tham gia diễn đàn BEPS (không phải là thành viên OECD/G20) phải thực hiện được tối thiểu ít nhất 4 tiêu chuẩn đảm bảo BEPS có tính hiệu quả, thống nhất toàn cầu.
Theo định hướng hợp tác tài chính dài hạn trong APEC, một trong bốn trọng tâm được quan tâm là cải cách và minh bạch tài khóa. Trên cơ sở đó, năm APEC 2016 tại Peru, sáng kiến BEPS lần đầu tiên đã được đưa vào chương trình nghị sự của APEC nhằm tập trung khuyến khích các nền kinh tế thành viên áp dụng các chuẩn mực về minh bạch thuế và ký kết tham gia Công ước Hỗ trợ hành chính về các vấn đề thuế (MAAC) và ký kết Hiệp định giữa các cơ quan có thẩm quyền về trao đổi báo cáo giữa các quốc gia. Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Peru năm 2016 cam kết và nỗ lực cao nhất để giải quyết vấn đề trốn thuế, lậu thuế trong khu vực APEC và khuyến khích các nền kinh tế thành viên tăng cường tính liêm chính của hệ thống thuế bằng việc áp dụng các chuẩn mực về minh bạch thuế theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Năm 2017, với vai trò nước Chủ tịch điều phối APEC, Việt Nam tiếp tục lựa chọn “BEPS - các tiêu chuẩn tối thiểu” là một trong 4 chủ đề ưu tiên thảo luận trong tiến trình hợp tác tài chính APEC. Để chuẩn bị nội dung này cho chương trình nghị sự cấp cao APEC, với sự điều phối của Bộ Tài chính Việt Nam, tại Hội nghị Thứ trưởng và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC tháng 2/2017, các đại biểu đã nghe trình bày tổng quan về dự án BEPS của đại diện các nước OECD và những đánh giá triển khai BEPS trong APEC từ đại diện của Ngân hàng Thế giới (WB), nghe các bài chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hành động BEPS, đặc biệt là triển khai các hành động trong gói tiêu chuẩn tối thiểu về thực hiện BEPS trong khuôn khổ diễn đàn BEPS toàn cầu của các diễn giả đến từ các nền kinh tế thành viên Úc, Nhật Bản, Indonesia, Mexico.
Tại Hội nghị Thứ trưởng và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương APEC, Bộ Tài chính Việt Nam đã đề xuất kế hoạch hoạt động BEPS của APEC 2017 với các mục tiêu chính bao gồm: Tăng cường hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong việc triển khai các hành động BEPS; Tổ chức các khoá đào tạo và hội thảo, chia sẻ kiến thức, tăng cường năng lực cho các nền kinh tế thành viên; Báo cáo tổng kết tình hình triển khai sửa đổi pháp luật và áp dụng các biện pháp BEPS của các thành viên APEC trong năm 2017. Các Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng trung ương APEC đã thông qua kế hoạch hoạt động do Việt Nam đề xuất và đã báo cáo tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC diễn ra vào ngày 21/10/2017 vừa qua.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 đã ra tuyên bố khẳng định tác động quan trọng của các vấn đề BEPS đến các nền kinh tế thành viên APEC cần thiết tăng cường hợp tác trong khu vực để chia sẻ kinh nghiệm, cách tiếp cận và các thông lệ tốt nhất trong việc xây dựng chính sách, pháp luật và quản lý thuế, nhằm giải quyết những thách thức về BEPS trong khu vực, nâng cao tính chắc chắn, minh bạch và công bằng của hệ thống thuế.
Các Bộ trưởng Tài chính APEC hoan nghênh nỗ lực của các nền kinh tế thành viên trong việc xây dựng chương trình hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm về triển khai thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu BEPS và các hành động BEPS có liên quan trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác thực hiện BEPS toàn cầu do do Việt Nam khởi xướng năm APEC 2017, khẳng định sẽ tiếp tục những nỗ lực này khi APEC 2018 diễn ra tại Pa-pua Niu Ghi-nê.
Các nội dung ưu tiên thảo luận hợp tác về tài chính cùng với BEPS đã được được đệ trình lên Ủy ban APEC quốc gia 2017 để chuẩn bị nội dung cho chương trình nghị sự Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra ngày 10/11/2017 tại Đà Nẵng./.
Bốn tiêu chuẩn tối thiểu thực hiện BEPS của Diễn đàn BEPS toàn cầu: Áp dụng các quy định ngăn ngừa việc lợi dụng hiệp định thuế thành lập các công ty trung gian tại các nước/vùng lãnh thổ chỉ với mục đích hưởng lợi về thuế theo các quy định về ưu đãi miễn thuế. Chuẩn hóa hồ sơ chứng minh giá thị trường theo từng nước để đảm bảo cơ quan thuế có đủ thông tin cần thiết về lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp đa quốc gia, nghĩa vụ thuế và việc sử dụng thông tin để phân tích giá thị trường của các sản phẩm trong giao dịch liên kết và các rủi ro khác phát sinh, qua đó giúp cơ quan thuế tập trung nguồn lực vào công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng hiệu lực, hiệu quả hơn. Thực hiện rà soát chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế nhằm thu hút vốn đầu tư nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở cam kết minh bạch hóa và trao đổi thông tin liên quan đến các quy định hướng dẫn ưu đãi áp dụng cá biệt đối với người nộp thuế. Các quy định về ưu đãi thuế phải đáp ứng hai điều kiện về tính minh bạch: Thứ nhất, chính sách ưu đãi phải quy định cụ thể, rõ ràng các điều kiện áp dụng đối với người nộp thuế; thứ hai, các quy định ưu đãi áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể phải được thông báo cho cơ quan thuế của các nước liên quan. Cam kết tăng cường giải quyết tranh chấp về thuế theo hiệp định thuế, đảm bảo giải quyết tranh chấp hiệu quả và kịp thời các vấn đề về thuế thông qua thủ tục đàm phán song phương (MAP). |
相关文章
随便看看