【bóng đá cúp c1 hôm nay】Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Cà Mau lao dốc không phanh, vì sao?
时间:2025-01-10 15:05:54 出处:La liga阅读(143)
PCI là chỉ số mang tính định lượng để đánh giá về chất lượng điều hành và thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nó được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi tư duy nhận thức và thực tiễn trong quá trình hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.
PCI là chỉ số mang tính định lượng để đánh giá về chất lượng điều hành và thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nó được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi tư duy nhận thức và thực tiễn trong quá trình hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn là thông điệp kêu gọi đầu tư và 10 chỉ số thành phần PCI là thông điệp cam kết thông qua các chính sách đã được minh bạch, được kiểm duyệt bằng các tiêu chí cụ thể, tạo tiền đề và củng cố niềm tin cho hoạt động thu hút đầu tư.
Nhìn lại quá trình xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Cà Mau cho thấy, bước khởi đầu vào năm 2007 tỉnh Cà Mau chỉ số điểm đạt được 56,19 điểm, đứng thứ hạng 56/63 tỉnh, thành, thuộc vào nhóm khá thấp. Giai đoạn từ năm 2008 đến 2009, tỉnh Cà Mau vươn lên mạnh mẽ, 2 năm liền thuộc vào nhóm tốt (năm 2008 đạt 58,64 điểm, đứng thứ hạng 18; năm 2009 đạt 61,96 điểm, thứ hạng 22). Sau đó 3 năm liền thuộc vào nhóm khá (năm 2010 đạt 53,57 điểm, đứng thứ hạng 51; năm 2011 đạt 59,43 điểm, đứng thứ hạng 51; năm 2012 đạt 53,76 điểm, đứng thứ hạng 49). Năm 2013 Cà Mau đạt 53,8 điểm, đứng thứ hạng 56, thuộc nhóm tương đối thấp; 2 năm liên tiếp thuộc thứ hạng thấp (năm 2014 đạt 53,22 điểm, đứng thứ hạng 58 và năm 2015 đạt 54,4 điểm, đứng thứ hạng 59).
Được biết, mỗi khi chỉ số cạnh tranh tỉnh Cà Mau được công bố, với chiều hướng liên tục “lao dốc không phanh”, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau đã có nhiều cuộc họp, hội thảo để đánh giá nguyên nhân, tìm ra giải pháp khắc phục với sự quyết tâm cao độ, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, với mục tiêu cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014 và năm 2015, nhưng cuối cùng vẫn không mang lại kết quả. Nguyên nhân vì sao? So sánh các chỉ số đạt được từ năm 2007 đến nay đã nói lên điều gì?
Với số liệu được thống kê, so sánh cho phép nhận diện ra rằng: tính ổn định của các chỉ số chưa mang tính bền vững, lúc tăng, lúc giảm bất thường. Điều này cho phép có cái nhìn toàn diện và đánh giá về tính hiệu quả và thiếu tính đồng bộ của quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Đồng thời cũng cho thấy còn nhiều lỗ hổng trong giải pháp đang thực hiện, cũng như sự quyết tâm, tính đồng bộ, đồng lòng, mức độ sáng tạo mang tính đột phá, quá trình triển khai thực hiện còn có vấn đề cần suy nghĩ.
Một điều quan trọng cần nhận diện, đánh giá đúng thực chất, đó là, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức của các ngành, các cấp chính quyền chưa có sự nhận diện đúng và hành động thiết thực. Cần có những mô hình sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đây là khâu đột phát mang tính then chốt.
Hiện nay, chúng ta đang đứng trước thách thức mới của quá trình hội nhập, đã và đang đặt ra nhu cầu là phải chuyển đổi tư duy nhận thức từ nền hành chính mang nặng tính “cai trị, mệnh lệnh, áp đặt.” sang nền hành chính “phục vụ”. Trong đó, lấy yếu tố phục vụ làm trọng tâm, quản lý một cách hiệu quả là nền tảng cơ bản, 2 mục tiêu này phải cùng tồn tại, có hiệu quả song song nhau, không tách rời nhau. Để làm được điều này cần phải có giải pháp đào tạo, đào tạo lại, quan tâm nhiều hơn đội ngũ cán bộ trẻ mang tính kế thừa. Nên giao trách nhiệm cho cơ quan nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung, đối tượng cụ thể… để tác động mới có hy vọng làm thay đổi nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, đây được xem là khâu đột phá mang tính bền vững.
Bên cạnh, cần phải xem doanh nghiệp và doanh nhân là một bộ phận tạo thành không tách rời với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu nói về mặt lý luận, ai cũng nhận thức ra điều đó, nhưng nhận thức không thì chưa đủ mà phải thông qua hành động, việc làm thiết thực để mục tiêu hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và mục tiêu nền hành chính Nhà nước cùng hướng tới một mục chung, hài hoà lợi ích. Đó là lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, cả 2 cùng mong muốn đạt được là vấn đề quan trọng như Bác Hồ đã nói “dân giàu, nước mạnh”.
Xoá bỏ tư tưởng ngại tiếp cận doanh nghiệp, không để doanh nghiệp chủ động tiếp cận các cơ quan Nhà nước bằng con đường riêng của mình, điều này làm cho chỉ số chi phí “không chính thức” tăng cao; chỉ số cạnh tranh “lành mạnh” không mang lại hiệu quả. Bên cạnh, công tác cải cách thủ tục hành chính, hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, công khai, minh bạch thủ tục hành chính, đối thoại công dân và doanh nghiệp… đã làm rất tích cực, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thấu hiểu và có giải pháp xử lý hiệu quả những gì mà người dân, doanh nghiệp đang khó khăn nhưng không dám thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị của mình.
Hiện đã có cơ chế thực thi khá hoàn chỉnh, chỉ có điều chúng ta thực hiện chúng như thế nào trên thực tế để đạt hiệu quả cao.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Cà Mau là vấn đề cần tổng kết thực tiễn để đánh giá./.
Phạm Quốc Sử
上一篇: Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
下一篇: Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
猜你喜欢
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- Dự thảo Luật Đường bộ: Rút đề xuất sử dụng gầm cầu cạn làm bãi trông xe
- Quản lý thu, chi các dự án sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp
- VinSmart – Thế lực mới trên thị trường công nghệ Việt
- Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- Thi THPT quốc gia: Thí sinh thở phào vì đề thi môn Ngoại ngữ dễ đạt điểm cao
- Thứ trưởng Bộ GD
- Hà Nội thử nghiệm đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đến ngày 17/6
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng