Việt Nam chủ trương ưu tiên thu hút các dự áncông nghệ cao,ướcngoặtthuhúnhận định feyenoord thân thiện với môi trường. Ảnh: Đức Thanh Dấu ấn 2019
Năm 2019 là một năm đầy cảm xúc với thu hút đầu tưnước ngoài của Việt Nam. Lý do trước hết đến từ con số trên 38 tỷ USD vốn đăng ký mới và gần 20,4 tỷ USD vốn thực hiện, mà dù xét ở góc độ nào, thì đây cũng đều là thành tựu ấn tượng.
Đầu năm, sau con số kỷ lục gần 35,5 tỷ USD của năm 2018, nhiều kỳ vọng đã được đặt ra cho năm 2019 - năm được dự báo là sẽ có nhiều thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, bởi đây là năm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực, trong khi Việt Nam được coi như “vịnh tránh bão” an toàn trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng.
Thế nhưng, trái ngược mọi dự báo và kỳ vọng, ngoại trừ vốn giải ngân vẫn khá tích cực, thì vốn đăng ký luôn trong xu hướng sụt giảm so với cùng kỳ. Một nỗi lo mơ hồ về một năm không thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài đã xuất hiện. Gió chỉ đảo chiều vào cuối tháng 9/2019, khi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, trong 9 tháng, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã đạt trên 26 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Sau đó, vốn nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng tốc và con số cuối cùng được công bố là hơn 38 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2018.
Đầu năm, nỗi lo vốn Trung Quốc “đổ bộ” đã xuất hiện, khi liên tiếp các dự án lớn của đối tác Trung Quốc được cấp chứng nhận đầu tư. Vốn FDI đăng ký mới từ đối tác này liên tiếp đứng “đầu bảng”. Nhưng cuối năm, đã có một “cú” xoay chuyển khá ngoạn mục, khi Hàn Quốc vẫn đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với 7,9 tỷ USD, cao hơn hẳn nhà đầu tư Trung Quốc, cả về vốn FDI lẫn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần. Khi Hàn Quốc tiếp tục giữ ngôi vương, Singapore và Nhật Bản vẫn tiếp tục đứng ở top 5, thì lòng tin về chất lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thêm lớn.
Nhưng dấu ấn thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm 2019 không hẳn đến từ những con số, mà quan trọng hơn hết, là đến từ quyết định lịch sử của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên ban hành Nghị quyết số 50/NQ-TW về hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Trong đó, chỉ riêng việc nhấn mạnh câu chuyện “hợp tác đầu tư nước ngoài”, thay vì bị động “thu hút” như trước đây, đã khẳng định sự chủ động, bình đẳng và quyền lựa chọn của Việt Nam trong “cuộc chơi” với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, đây được coi là cú hích, là nền tảng quan trọng để năm 2020 sẽ tạo một bước ngoặt lớn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Bước ngoặt 2020
Cuối năm 2018, khi Chính phủ tổng kết 30 năm thu hút FDI, những định hướng chiến lược quan trọng của Việt Nam trong thu hút FDI đã được gửi tới cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài. Một năm sau đó, Bộ Chính trị chính thức ban hành Nghị quyết số 50/NQ-TW.
Nghị quyết đã ban hành, nhưng điều quan trọng, theo GS-TSKH Nguyễn Mại, chuyên gia lâu năm về đầu tư nước ngoài, là trong năm 2020, cần triển khai có hiệu quả nghị quyết này theo xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế và đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư...
38 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới vào Việt Nam trong năm qua là một thành tích ấn tượng, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu có xu hướng giảm. Thêm vào đó, vốn giải ngân đạt mức kỷ lục, với gần 20,4 tỷ USD. Đây chính là một con số đáng ghi nhận, một điểm sáng của nền kinh tếViệt Nam trong năm 2019. 顶: 657踩: 323相关文章
- Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- Thí sinh Shark Tank 17 tuổi kiếm 1 triệu USD trong 3 năm nhờ bán đồ chơi slime
- Thêm một nhân sự chủ chốt của Grab rời công ty
- Ðề nghị lắp đặt đèn chiếu sáng tuyến đường Bốn Tổng
- Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủng hộ hơn 2 tỷ đồng cho công tác phòng, chống Covid
- Phụ thuộc thế giới, giá thép nội tăng mạnh
- Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công
- Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- Tỷ phú Bill Gates có thể giàu gấp đôi Elon Musk, gấp 3 lần Jeff Bezos nếu như ông không làm điều này
评论专区