发布时间:2025-01-10 11:03:15 来源:88Point 作者:Thể thao
Đã bồi thường 160 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính: Thực hiện chính sách bảo hiểm theo NĐ 67, tính đến nay, các DN bảo hiểm đã bồi thường bảo hiểm với số tiền ước đạt 160 tỷ đồng (trong hai năm 2015, 2016) và hiện đang tiếp tục giám định, xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm với số tiền khoảng 88,5 tỷ đồng.
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng: Việc triển khai chính sách bảo hiểm cho thấy đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ cho ngư dân cả về con người lẫn tài sản thông qua cơ chế hỗ trợ kinh phí bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển hoạt động khai thác thủy sản theo hướng hiện đại, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là, tỷ lệ tham gia bảo hiểm chưa cao (bình quân năm 2015, 2016 chỉ khoảng 11.000 tàu với hơn 100.000 thuyền viên tham gia chính sách bảo hiểm).
Đánh giá về chính sách bảo hiểm theo NĐ 67, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Từ đầu năm đến nay, do hướng dẫn chậm, các DN bảo hiểm không tiếp tục thực hiện bảo hiểm theo NĐ 67. Điều này khiến cho các ngân hàng thương mại không tiến hành giải ngân cho các tàu đang đóng mới. Ngoài ra, ngư dân có tàu đã đóng xong nhưng do không có bảo hiểm nên không đi biển được. Ông Tám đề nghị cần bổ sung thêm DN thực hiện bảo hiểm trên địa bản của mỗi tỉnh, thay vì chỉ có một DN như hiện nay.
Liên quan tới vấn đề này, theo đại diện Bộ Tài chính: Trên thực tế, thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm theo quy định tại NĐ 67 là đến hết ngày 31/12/2016. Tuy nhiên, theo báo cáo của DN bảo hiểm, các hợp đồng bảo hiểm vẫn phát sinh trách nhiệm đến năm 2017 nên các DN bảo hiểm vẫn duy trì quỹ dự phòng nghiệp vụ đảm bảo trách nhiệm đã cam kết với khách hàng với số tiền là 450 tỷ đồng.
Về chính sách bảo hiểm theo NĐ 67, đại diện một số địa phương đặt vấn đề: Nếu chính sách bảo hiểm theo NĐ 67 kết thúc trong năm nay, sang năm 2018 và cả những năm tiếp theo, ngư dân muốn mua bảo hiểm sẽ như thế nào? Ngư dân ra biển gặp rủi ro là chuyện khó tránh khỏi. Bởi vậy, hầu hết địa phương kiến nghị Bộ Tài chính có chính sách phù hợp, hỗ trợ các công ty bảo hiểm để thực hiện tốt hơn chính sách bảo hiểm theo NĐ 67.
Nếu tiếp tục hỗ trợ bảo hiểm, phải phân loại tàu
Theo quy định tại NĐ 67, thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm đến hết năm 2016 và tổng kết rút kinh nghiệm triển khai trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá kết quả thực hiện để làm cơ sở tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền việc thực hiện chính sách trong giai đoạn tiếp theo.
Đi vào chi tiết, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Hiện nay, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho người dân để thực hiện chính sách bảo hiểm theo NĐ 67 đã ở mức cao nhất (ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, thiết bị, ngư lưới cụ từ 70-90% giá trị tàu tùy từng công suất) so với các chính sách khác (ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ 50% kinh phí bảo hiểm thân tàu theo Quyết định 38/2012/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 sửa đổi, bổ sung Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa). Vì vậy, trường hợp ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ phí bảo hiểm, Bộ Tài chính đề nghị: Đối với chính sách bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu, tiếp tục ưu tiên hỗ trợ theo NĐ 67 với những loại tàu khai thác hải sản cần khuyến khích phát triển và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ.
Tuy nhiên, đối với tàu khai thác hải sản không khuyến khích phát triển (có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản), đề nghị được Bộ Tài chính đưa ra là chỉ hỗ trợ khoảng 50% kinh phí mua bảo hiểm. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị phải quy định cụ thể danh mục loại tàu ưu tiên hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu cũng như quy trình phê duyệt đối tượng được hỗ trợ làm cơ sở ưu tiên thực hiện chính sách bảo hiểm (trong đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, thời hạn hoàn thành).
Theo báo cáo của các địa phương, triển khai NĐ 67, đến thời điểm hiện tại có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển đã phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp cho 1.948/2.284 tàu, trong đó đóng mới 1.510, đạt 66,11 % (tàu vỏ thép và vật liệu mới là 768 tàu, chiếm 51%; tàu vỏ gỗ là 742 tàu, chiếm 49%). Đến 31/7/2017 đã có 761 tàu cá đóng mới đi vào hoạt động. Về giải ngân nguồn vốn vay đóng mới, nâng cấp tàu: Tính đến ngày 15/7/2017, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 1.005 tàu (880 tàu đóng mới và 125 tàu nâng cấp), số tiền cam kết cho vay là 9.931 tỷ đồng; giải ngân cho vay được 9.012 tỷ đồng, dư nợ đạt 8.838 tỷ đồng, tăng 15,2% so với 31/12/2016. |
相关文章
随便看看