Thực tế cho thấy,ốngdịchphảiđilecircntừnộilựnhững trận banh tối nay đến nay, việc tham gia “chia lửa” của các địa phương trong cả nước với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp... cũng chỉ như “muối bỏ biển”. Vì hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành này đã áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cách ly toàn xã hội. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đại bộ phận người dân, nhất là khi cuộc chiến với đại dịch Covid-19 dự báo còn kéo dài, còn có những hưởng nhiều mặt về sản xuất và đời sống xã hội. Việc ổn định sau dịch bệnh sẽ còn nhiều khó khăn cần giải quyết.
Cùng với phòng, chống dịch, cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh xây dựng nội lực chi viện cho công tác chống dịch - Ảnh: Minh Luận
Kết luận tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 6-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị: "Để thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian tới, phải kiên trì thực hiện mục tiêu kép nhưng không máy móc, cứng nhắc, phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội...". Điều này đòi hỏi mỗi địa phương, đơn vị, cùng với công tác phòng, chống dịch phải xác định mục tiêu ưu tiên cho từng thời điểm khác nhau để vực dậy nền kinh tế, xây dựng tiềm lực chủ động ứng phó với dịch.
Từng địa phương, đơn vị phải nắm rõ quan điểm chỉ đạo, để xác định đúng mục tiêu nhằm duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh và phòng, chống dịch. Với những tỉnh, thành chưa có dịch hoặc công tác phòng chống dịch cơ bản ổn định cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ các địa phương đang phải gồng mình chống dịch. Tuy nhiên, để ứng phó với dịch, từng tỉnh, thành phải chủ động phát huy nội lực, huy động tối đa nguồn nhân lực tại chỗ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất nhằm tạo ra nguồn lương thực dồi dào, đảm bảo cung ứng cho thị trường và ổn định đời sống người dân...
Tại Bình Phước, những tháng đầu năm 2021, thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Bình Phước đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,16%, thuộc nhóm cao của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước thực hiện hơn 21 ngàn tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước 6.826 tỷ đồng, đạt 61,11% so dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 80,56% so cùng kỳ. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 trong tỉnh đang có những diễn biến phức tạp, để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có xây dựng nguồn lực ứng phó với dịch, bên cạnh ưu tiên chuyển đổi, phát triển công nghiệp, dịch vụ, cần chú trọng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, khuyến khích xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đồng thời, chú trọng xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nhằm cung ứng và từng bước chiếm lĩnh thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và đóng góp cho thu ngân sách của tỉnh.