TheậpđoàndầukhílớnnhấtNgalầnđầubịlỗgiữabãotrừngphạtcủaphươngTâty le keo nhà cáio báo cáo thu nhập của tập đoàn quốc doanh Nga Gazprom, doanh nghiệp này đã lỗ ròng 629 tỷ rúp (6,7 tỷ USD) vào năm 2023. Đây là khoản lỗ hàng năm đầu tiên của Gazprom trong 25 năm qua, trái ngược với việc đạt lợi nhuận ròng là 13,2 tỷ USD một năm trước đó. Tổng doanh thu của tập đoàn đã giảm từ mức 126 tỷ USD vào năm 2022, xuống còn 92 tỷ USD vào năm 2023.
Cũng theo báo cáo, doanh thu từ bán khí đốt của tập đoàn đã giảm 40%, xuống còn 47,4 tỷ USD, trong khi doanh thu từ kinh doanh dầu mỏ tăng 4%, lên 38 tỷ USD. Doanh thu từ kinh doanh điện tăng gần 9%, lên 6,6 tỷ USD.
Đài RT đưa tin, cổ phiếu của Gazprom đã giảm hơn 4% sau khi doanh nghiệp này công bố báo cáo thu nhập hôm 2/5.
Các chuyên gia cho biết, xuất khẩu khí đốt của Nga sang các thị trường truyền thống trong Liên minh châu Âu (EU) đã sụt giảm vì các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine và vụ phá hoại hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc, vốn từng là tuyến đường dẫn khí đốt chính từ xứ sở bạch dương sang phần còn lại của châu lục.
Theo tính toán của Reuters, nguồn cung khí đốt tự nhiên của Gazprom cho châu Âu đã giảm tới 55,6%, xuống còn 28,3 tỷ mét khối vào năm 2023. Xuất khẩu cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1970, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế.
Tuy nhiên, tập đoàn năng lượng lớn nhất Nga đã chuyển hướng giao dịch sang châu Á. Trong đó, Trung Quốc nổi lên như một trong các khách hàng lớn nhất của Gazprom.
Khối lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Trung Quốc có thể đạt gần 100 tỷ mét khối mỗi năm khi đường ống Sức mạnh Siberia đi vào hoạt động đầy đủ. Theo Gazprom, một khi điều đó xảy ra, Trung Quốc sẽ hoàn toàn thay thế EU trong việc mua nhiên liệu của Nga.
Giám đốc điều hành tập đoàn Aleksey Miller trước đó từng tiết lộ, Gazprom cũng sẽ tăng cường hợp tác với các nước Trung Á như một phần của chiến lược thay thế thị trường EU.
EU muốn chấm dứt hoàn toàn việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực từ bỏ hoàn toàn các nguồn cung khí đốt của Nga cho khối thông qua Ukraine, khi hợp đồng vận chuyển nhiên liệu EU - Moscow sẽ hết hạn vào cuối năm nay.