【tie lệ kèo】Phận già nơi cửa chùa

时间:2025-01-12 09:59:09 来源:88Point

“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Con nuôi cha mẹ,ậngiagravenơicửtie lệ kèo con kể tháng ngày”. Đó là nỗi buồn của không ít người già nói chung và cũng là tâm sự buồn của cụ Dắt, cụ Cúc ở chùa Chưởng Phước, xã Thanh Phú (TX. Bình Long). Vì những lý do khác nhau, các cụ đã phải tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật ở cái tuổi “gần đất xa trời”.

Đắng lòng mẹ cha

“Hôm đó, cũng có cơm ngon, canh ngọt. Cụ cháu quây quần bên nhau…” - cụ Nguyễn Thị Dắt, 75 tuổi, quê ở Thanh Hóa bắt đầu kể về kết cục cuộc đời cay đắng của mình bằng một bữa cơm mà cụ đã rất ngon miệng và vui vẻ. Nhưng đó cũng là bữa cơm cuối cùng cụ được quây quần bên con cháu.

Cụ Dắt sinh được bốn người con. Người chồng phụ bạc đã sớm bỏ mẹ con cụ theo người con gái khác khi con trai út của cụ còn đỏ hỏn. Nghèo khó, bệnh tật đã cướp đi sinh mệnh hai đứa trẻ. Cụ ở vậy gồng gánh mưu sinh nuôi hai đứa con còn lại nên người. Con gái lớn đã lập gia đình. Năm 1983, cụ đưa con trai út vào Bình Phước lập nghiệp. Mục đích chính là để cha con gặp nhau (chồng cụ khi đó đã có gia đình riêng ở tỉnh Long An - PV). Nhưng rồi cha con cũng không thể gặp nhau. Trên đất Minh Đức (Hớn Quản), hai mẹ con cụ làm thuê, làm mướn đủ nghề dành dụm, tích cóp mua đất, dựng nhà rồi cưới vợ cho con… Những tưởng cuối đời được nương nhờ con cháu. Nào ngờ con trai nhu nhược, mọi quyết định trong gia đình đều ở nàng dâu. Sớm nắng chiều mưa, nay chúng đuổi, mai chúng hắt hủi. Cụ như người thừa trong gia đình.

Ở yên sợ buồn rồi nghĩ quẩn, cụ Dắt tìm niềm vui bên các luống đậu,
vạt bắp quanh sân chùa

Nói đến đây, giọng cụ bỗng ngẹn lại, nước mắt tuôn rơi. Hình như cụ đã nhớ ra điều gì khó nói. Cụ trệu trạo kể, đó là một ngày noel, cụ đã bị nàng dâu tát vào mặt vì cái tội “nhìn đểu”. Ngậm đắng nuốt cay, cụ cho qua tất cả để “yên bề gia thất”. Sống với cháu con thêm một thời gian, không chịu nổi, cụ đã khăn gói vào chùa Minh Đức. Vì chùa gần nhà nên các con đã không cho cụ ở yên. Năm 2010, cụ lại lặn lội tìm đến chùa Chưởng Phước. Nghe tin chùa Chưởng Phước sắp xây trung tâm nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa, cụ đã đến xin trú nhờ. Lúc đầu, cụ lo sư thầy từ chối vì nhà chùa chỉ cứu giúp những người không nơi nương tựa, đằng này cụ có tới 2 mặt con và 10 cháu, chắt nội ngoại.

“Hai năm ở chùa, mãi gần đây con trai mới ghé thăm tôi một lần. Người ta chan cơm bằng canh, còn tôi cứ bê cơm lên lại chan bằng nước mắt vì nhớ đến bữa cơm cuối cùng được sum vầy cùng con cháu” - cụ Dắt phân trần.

“Không cha, không mẹ như đờn đứt dây”

Bà Đặng Thị Cúc năm nay đã 82 tuổi. Bà ngồi nhỏ thó bên hiên chùa, im lặng, đôi mắt mờ đục nhìn xa xăm. Gắn bó với chùa Minh Phước từ năm 21 tuổi. Có lẽ do đã quá quen với hoàn cảnh nên bà lạc quan, yêu đời hơn các cụ ở đây. Bà kể chuyện đời mình bằng giọng đều đều không cảm xúc, đôi khi pha chút hóm hỉnh của một người đã chấp nhận sự an bài của số phận. Bà Cúc quê ở Hà Tây cũ. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Bà ở với cô ruột đến năm 15 tuổi thì làm con nuôi cho một người Việt ở Campuchia. Long đong lận đận nơi xứ người. Sau này, người em họ xây dựng chùa Minh Phước, bà trở về và nương tựa cửa chùa đến hôm nay. (Chùa Minh Phước nay đã hiến đất, nhập vào và là nơi xây trung tâm dưỡng lão của chùa Chưởng Phước - PV).

Dù đã 82 tuổi, cụ Đặng Thị Cúc vẫn một mình lặng lẽ canh chùa

Ở chùa, mỗi người một cảnh khổ, một nỗi đau. Nhưng tất cả đều có chung nỗi niềm thiếu thốn tình thương yêu, đặc biệt những người đã đứt ruột sinh con, vắt mồ hôi, nước mắt nuôi con lớn khôn, nhưng đến lúc tuổi già lại bị con ruồng bỏ. Cũng như cụ Dắt, cụ Cúc, ở cái tuổi lý ra phải được hưởng hạnh phúc, sum vầy bên gia đình, con cháu nhưng các cụ lại phải đến nương nhờ nơi cửa Phật. Thế nhưng, đối với nhiều cụ, đến cuối đời được nương nhờ cửa phật coi như đã là cái phúc. Chia tay, cụ Dắt còn nói với: “Xin nhà báo nói khéo với sư thầy cho tôi được ở chùa đến hết cuộc đời”.

Hoàn cảnh cụ Dắt, cụ Cúc làm tôi nhớ đến lời dặn của một sư thầy: Phàm làm việc gì phải nhớ đến kết quả của nó, những người bất hiếu với cha mẹ, việc nhãn tiền là con họ cũng sẽ bất hiếu, vô tình”. Đại đức Thích Chơn Lý, trụ trì chùa Chưởng Phước cho biết, dù mới khởi công nhưng trung tâm dưỡng lão của chùa đã có nhiều người đến đăng ký. Hiện tại, do thiếu kinh phí nên công trình đang phải tạm ngưng. Trung tâm dưỡng lão của chùa sẽ được xây dựng với đầy đủ chỗ cho các cụ nghỉ ngơi, sinh hoạt ngoài trời, có người chăm sóc…

Tâm nguyện thầy Lý khi có điều kiện sẽ mở rộng trung tâm thành nơi thăm nuôi trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Cụ Dắt, cụ Cúc do hoàn cảnh quá éo le nên nhà chùa đã để các cụ ở lại khi trung tâm chưa hoàn tất. Tuy nhiên, nhà chùa luôn cố gắng để các cụ được sống vui vẻ, ở chùa cũng như ở nhà, bên các cụ vẫn có nhiều người thương yêu, chia sẻ.

M.L

推荐内容