【lich thi dau bong đa hom nay】Thư viện cấp cơ sở: Cần chuyển đổi mô hình hoạt động
Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội,ưviệncấpcơsởCầnchuyểnđổimôhìnhhoạtđộlich thi dau bong đa hom nay HĐND tỉnh kiểm tra thực tế hoạt động của phòng đọc ở Trung tâm VHTT - HTCĐ phường Bình Thắng, TX.Dĩ An
Những phòng đọc sách bỏ hoang
Phòng đọc sách của Trung tâm VHTT - HTCĐ phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một rộng chừng hơn 20m2 với 2 kệ được bố trí dọc 2 bên tường. Mỗi kệ sách gồm 4 ngăn, mỗi ngăn có chiều dài chừng 1,5m. Trong 8 ngăn sách thì có tới hơn 1 nửa là để trống nên bụi phủ lên một lớp dày đặc. Các đầu sách ở đây chủ yếu là sách kỹ năng và truyện cho thiếu nhi như: Kỹ năng trồng trọt, Hỏi đáp về quyền công dân... Cầm một cuốn sách lên, bụi đóng lớp trên bìa sách hằn in trên đầu ngón tay. Chúng tôi đã đến đây nhiều lần nhưng không thấy bạn đọc tới. Tôi tự nhủ vì lý do phòng đọc sách bỏ hoang nên không có bạn đọc.
Cũng trong tình trạng phủ bụi, bỏ hoang, phòng đọc sách của Trung tâm VHTT – HTCĐ xã Phú An (TX.Bến Cát) cửa đóng then cài. Hầu như phòng này không mở cửa bao giờ. Để có cái nhìn khách quan, chúng tôi chạy xe ngược về phường Thái Hòa, tìm đường đến Trung tâm VHTT – HTCĐ phường Thái Hòa, dừng lại trước phòng thư viện truyền thống. Những kệ sách, bàn làm việc và những chiếc máy tính kết nối internet được xếp chung trong phòng, bề bộn. Không gian chật hẹp, các đầu sách với nhiều lĩnh vực khác nhau được xếp chung trên những chiếc kệ gỗ. Một cán bộ quản lý ở trung tâm cho biết, trước đây mỗi tháng trung tâm phục vụ từ 20 đến 30 độc giả đến mượn sách, chủ yếu độc giả là thiếu nhi nhưng những tháng gần đây thì rất ít người tới mượn sách.
Trong khi đó, thư viện ở Trung tâm VHTT – HTCĐ phường Tân Bình (TX.Dĩ An) không bộn bề, đạt tiêu chuẩn phòng đọc nhưng hầu như bạn đọc cũng không lui tới.
Người xưa có câu “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng. Chẳng bằng kinh sử một vài pho”. Thế nhưng trên thực tế cả người dân và lãnh đạo các xã, phường đều thừa nhận thư viện, phòng đọc sách ở cơ sở chưa phát huy được hiệu quả, không thu hút bạn đọc.
Cần chuyển đổi mô hình hoạt động
Bình Dương hiện có 1 Thư viện tỉnh, 1 Thư viện tư nhân Huỳnh Văn Nghệ, 9 Thư viện huyện, thị, thành phố và 17 thư viện xã, phường nằm trong các Trung tâm VHTT - HTCĐ. Thời gian qua, hệ thống thư viện cấp huyện có nhiều nỗ lực trong tổ chức các hoạt động thu hút bạn đọc đến với thư viện, thực hiện tốt chức năng tuyên truyền và khai thác thông tin. Ngoài thực hiện mô hình “Sách đi tìm người”, hệ thống thư viện cấp huyện, thị còn làm tốt công tác xây dựng mô hình tủ sách công nhân trong các công ty, xí nghiệp thuộc các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu đọc của hàng ngàn công nhân lao động. Trong số 9 thư viện huyện, thị thành phố, thư viện TX.Dĩ An được đánh giá hoạt động hiệu quả. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của thư viện cấp huyện hầu như chưa được xây dựng, phải mượn tạm cơ sở làm việc của Văn phòng ấp hoặc tiếp quản từ các đơn vị khác. Do đó, các phòng chuyên dụng không phù hợp với công năng hoạt động, không gian đọc sách cho bạn đọc không lý tưởng nên tác động đến hiệu quả thu hút bạn đọc.
Đặc biệt, hoạt động hệ thống thư viện cấp xã chưa hiệu quả, không thu hút bạn đọc đến khai thác thông tin. Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Huệ, Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: “Những năm gần đây, hoạt động của hệ thống thư viện cấp huyện gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, cơ sở vật chất xuống cấp, biến động nhân sự, kinh phí hoạt động hạn chế, phụ thuộc vào Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện.
Hơn nữa, các huyện, thị chưa chủ động sáng tạo trong tổ chức các hoạt động nên chưa thu hút bạn đọc đến với thư viện, chưa phát huy được hiệu quả khai thác vốn tài liệu hiện hữu. Trong khi đó, hệ thống thư viện xã cũng gặp không ít khó khăn, không có kinh phí hoạt động, vốn tài liệu không được mua mới để phục vụ bạn đọc, phòng đọc sách quá nhỏ không đủ không gian đọc. Một thực tế, thư viện xã, phường hoạt động trong Trung tâm VHTT - HTCĐ nhưng cơ chế hoạt động chưa rõ ràng nên không phát huy được hiệu quả”.
Bà Trần Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND TX.Bến Cát cho biết: “Khi xây dựng các mô hình thư viện, tủ sách cơ sở, ngành thư viện cần đánh giá từ yêu cầu thực tiễn khách quan của từng địa phương, không nên áp đặt một mô hình chung. Hơn nữa ngành thư viện cần tính đến nhu cầu và khả năng duy trì, phát triển bền vững của các mô hình nhằm duy trì văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư”.