Nga cáo buộc Mỹ đã cung cấp vũ khí và “bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công lãnh thổ Nga nên khiến cuộc chiến càng ác liệt hơn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguồn: AP Phản ứng lại cáo buộc trên,ỹtiếptụcviệntrợvũxem.bong.da.truc.tuyen mới đây người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, Mỹ không khuyến khích Ukraine tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Ông Kirby khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động của Ukraine bên trong nước Nga. Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ đất nước và giành lại lãnh thổ đã mất. Ngay từ đầu, chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ và quan tâm đến nguy cơ cuộc xung đột leo thang vì điều này không có lợi cho người dân Ukraine cũng như không mang lại lợi ích cho chúng tôi hay cho Nga”. Ông John Kirby khẳng định: “Hãy để các lực lượng vũ trang Ukraine lên tiếng về hoạt động của họ”. Về phía mình, ông Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho rằng, Kiev không loại trừ khả năng tiến hành các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga. Điều này đã trở thành hiện thực khi gần đây, Ukraine đã dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công sâu vào lãnh thổ nước này gây thiệt hại không nhỏ. Trước đó, Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo phản lực HIMARS do Mỹ sản xuất để phá hủy các kho đạn dược, trung tâm hậu cần và trung tâm chỉ huy của Nga. Kiev cũng được cho là đã triển khai các lực lượng đặc biệt, đánh bom xe và tấn công vào các mục tiêu ở Bán đảo Crimea, hoặc thậm chí trong lãnh thổ Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trước đó đã cảnh báo Mỹ rằng việc cung cấp cho Kiev vũ khí tầm xa để tấn công Nga sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” và có khả năng khiến Washington trở thành “một bên trực tiếp của cuộc xung đột”. Việc “ăn miếng trả miếng” giữa Nga và Ukraine đã và đang gia tăng từng ngày đã khiến cho cuộc chiến ở Ukraine càng thêm phức tạp, khó đi tìm hồi kết. Trong một động thái liên quan, mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc lại sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine, trong đó có hỗ trợ cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm tăng cường sự ổn định của mạng lưới năng lượng. Ông Biden cũng tái khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho Ukraine về kinh tế, nhân đạo và an ninh. Mỹ cũng vừa cung cấp gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 275 triệu USD của Washington dành cho Ukraine, bao gồm tên lửa cho hệ thống HIMARS, đạn pháo, các bộ phận phòng không và các vũ khí khác. Đồng quan điểm trên, nhiều quốc gia phương Tây cũng ủng hộ Ukraine cả về vật chất lẫn vũ khí. Tuy nhiên, mối lo ngại hiện nay của cả Mỹ và phương Tây là vũ khí của họ hỗ trợ cho Ukraine bị phá hủy, mất mát hoặc không sử dụng được cần bảo trì khá nhiều. Điều này làm giảm hiệu quả chiến đấu của vũ khí tài trợ. Theo tờ Politico, Không quân Mỹ đã đệ trình đề xuất gửi những phiên bản cũ hơn của máy bay không người lái MQ-Reaper, mệnh danh là “thợ săn chết chóc” tới Ukraine khoảng một tháng sau khi xung đột bùng phát hồi tháng 2. Nhưng những lo ngại về việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm và thực tế là một số chiếc Reaper gần như chắc chắn sẽ bị bắn hạ, đã dẫn đến bế tắc kéo dài hàng tháng. Trong khi đó, theo thống kê, khoảng 90% các loại lựu pháo mạnh như Panzerhaubitze 2000 do Đức sản xuất, M777 do Anh sản xuất và Caesar của Pháp cần phải được bảo dưỡng bên ngoài Ukraine. Hiện Ukraine sử dụng chưa đến 50% số lượng pháo tự hành Panzerhaubitze (hay PzH2000), một loại pháo cơ động, có nòng dài, trên chiến trường vì phần còn lại cần phải được đưa đến Litva để sửa chữa. Litva nằm cách mặt trận Kherson, miền Nam Ukraine gần 1.500km. Tính đến thời điểm hiện tại, Đức đã chuyển giao cho Ukraine 14 hệ thống pháo này trong khi Hà Lan chuyển giao 5 hệ thống. Hiện nay, Ukraine quyết tâm giành lại phần lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, trong Nga lại gia tăng tấn công vào lãnh thổ Ukraine làm cho cuộc chiến ngày càng phức tạp hơn. Chính những yếu tố trên đã làm cho cuộc chiến Nga - Ukraine khó tìm được hồi kết.
HN tổng hợp |