Từ năm 2010,ăngnăngsuấsoi đề ngày mai Việt Nam bước vào nước có thu nhập trung bình. Thành quả phát triển này đồng thời cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức phát triển mới, đó là thách thức vượt qua bẫy thu nhập trung bình mà nhiều nước đã gặp phải.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên, cách thức tăng trưởng đó không còn phù hợp trong tình hình hiện nay khi cách mạng 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho kinh tế.
“Trong bối cảnh đó, tăng năng suất là chìa khóa đưa đến tăng trưởng bền vững. Đây là vấn đề cốt lõi và cũng là thách thức lớn với kinh tế Việt Nam hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Ban tổ chức Diễn đàn cho biết, Diễn đàn DF 2017 gồm 2 phiên, trong đó phiên 1 với chủ đề “Tăng trưởng năng suất - xu thế toàn cầu và thách thức tại Việt Nam” sẽ thảo luận tổng quan về các vấn đề liên quan đến tăng năng suất, những vấn đề cơ bản về tăng năng suất trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam.
Với chủ đề “Giải phóng năng suất vì sự phát triển bền vững của Việt Nam” của phiên 2, các chuyên gia quốc tế sẽ đi sâu vào trình bày các giải pháp tăng năng suất trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế của Việt Nam.
Theo TS. Rajah Rasiah, Cố vấn cao cấp UN/UNDP tại Việt Nam, để nâng cao năng suất, phát triển bền vững, Việt Nam cần cải thiện cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, phối hợp hải quan và kiểm soát an ninh nhằm đảm bảo cắt giảm chi phí cho DN. Đồng thời, cần đổi mới sáng tạo, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu từ các hoạt động có giá trị gia tăng thấp sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao, bằng cách tăng cường nguồn vốn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.