Lạng Sơn: Năng lực thông quan hàng nông sản chỉ đạt 100 xe/ngày | |
Lạng Sơn: Ưu tiên thông quan nhanh các mặt hàng hoa quả không bảo quản lạnh | |
Giải pháp nào tháo gỡ ách tắc nông sản tại Lạng Sơn?ạngSơnCầnmởhướngxuấtkhẩuhàngquatuyếnđườngsắbong da vn hom nay moi nhat | |
Hải quan Lạng Sơn: Cần thông qua kênh ngoại giao để tăng năng lực thông quan |
Thống kê cho thấy, tính đến sáng ngày 23/12, tổng lượng hàng hóa tồn tại 3 cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma là 4.460 xe. So với thời điểm trưa ngày 22/12, lượng xe tồn tăng lên 50 xe.
Cũng theo thông tin từ cửa khẩu, ngày 22/12, phía Trung Quốc đã quyết định mở cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa trở lại tại cửa khẩu Chi Ma. Theo đó, ngày 22/12, Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã làm thủ tục thông quan cho 27 xe hàng nhập khẩu và 7 xe (xe không của Trung Quốc vào Việt Nam sang tải), hiện ở khu vực cửa khẩu còn tồn đọng 609.
Cũng trong sáng ngày 22/12, tại cửa khẩu Tân Thanh, phía Trung Quốc cũng đã bắt đầu cho xe không tải (xe đã sang tải hết hàng của doanh nghiệp Việt Nam) trở về. Thống kê cho thấy, Hải quan Tân Thanh đã làm thủ cho 230 xe không tải quay về. Hiện tại ở khu vực cửa khẩu còn tồn 2.404 xe, trong đó, tại bãi Bảo Nguyên là 1.000 xe; tại khu phi thuế quan 1.092 xe; tại ngã ba đến khu vực B2 đường XNK chuyên dụng 150 xe và tại bãi Cốc Nam 162 xe.
Còn tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tính đến sáng ngày 23/12, tại khu vực cửa khẩu còn tồn 1.447 xe, trong đó 297 xe hàng chờ xuất khẩu và 1.150 xe tại bãi xe trung chuyển với các mặt hàng chủ yếu là mít, thanh long, ván bóc, linh kiện điện tử…
Tàu chở hàng di chuyển từ ga Đồng Đăng đi ga Bằng Tường (Trung Quốc). Ảnh: H.Nụ |
Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, ngay trong sáng ngày 23/12, phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Theo đó, phía Trung Quốc yêu cầu lái xe Việt Nam không được phép vào biên giới Trung Quốc, thay vào đó lái xe chuyên dụng Trung Quốc sẽ đến km0 đường vận chuyển hàng hóa chuyên dụng đón xe về nước. Như vậy tình hình thông quan hàng hóa, nhất là hàng nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang gặp không ít khó khăn.
Khó khăn trong thông quan hàng hóa đã khiến tổng lượng phương tiện chở hàng xuất khẩu chờ thông quan tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn vẫn trên 4 nghìn phương tiện. Trong đó, có đến hơn 2.800 phương tiện chở nông sản, hoa quả tươi.
Trước thực tiễn như vậy, bên cạnh việc thúc đẩy các biện pháp để mở lại hoạt động tại các cửa khẩu đường bộ, đồng thời, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, những ngày qua các cơ quan: Hải quan, Công Thương, hiệp hội doanh nghiệp… đã thường xuyên thông báo về diễn biến và tình hình thực tế hoạt động thông quan trong từng ngày để các doanh nghiệp chủ động cân nhắc, điều chỉnh tiến độ đưa hàng hóa xuất khẩu lên các cửa khẩu của tỉnh. Đồng thời, trong thông báo cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cân nhắc chuyển hướng vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường sắt liên vận.
Trước những khó khăn trong thông quan hàng hóa tại tuyến cửa khẩu đường bộ, ông Liễu Anh Minh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản đề nghị các hiệp hội, các doanh nghiệp cần hướng đến việc đa dạng hóa hình thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, trong đó cần lưu ý, tính toán khai thác tuyến vận tải đường sắt, liên vận để giảm áp lực cho các cửa khẩu đường bộ…
Trao đổi về các điều kiện nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa qua tuyến đường sắt, bà Cao Hoài Phương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng cho biết: Trong tuần từ 13 đến 19/12, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đạt hơn 15 triệu USD, trong đó, hàng hóa chủ yếu là nguyên liệu công nghiệp. Cùng đó, có một số lô hàng sản phẩm thực phẩm gia công và hoa quả tươi. Tuy vậy, sản lượng hoa quả tươi xuất khẩu qua Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng còn rất hạn chế. Chính vì vậy, khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, thì xuất khẩu liên vận qua ga đường sắt là hướng thông quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước cần hướng tới.
Nói về những thuận lợi khi doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu qua tuyến đường sắt, ông Phạm Đức Khái, Trưởng Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng phân tích, nếu thực hiện vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa qua Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển. Cùng với đó, lượng hàng vận chuyển sẽ lớn hơn rất nhiều so với thực hiện xuất khẩu qua các cửa khẩu đường bộ. Mặt khác, việc thực hiện xuất khẩu các loại hàng hóa qua đường sắt vào thời điểm này còn góp phần giảm thiểu các rủi ro lây nhiễm dịch Covid-19 do số lượng người tập trung rất ít.
Hàng hóa vận chuyển theo tàu liên vận sau đó đi thẳng sang Trung Quốc, không phải thực hiện chuyển tải nên không gây ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu. Đồng thời, việc chuyển hướng xuất khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt thời điểm này sẽ giải bài toán về việc thiếu lái xe chuyên trách mà các cửa khẩu đường bộ đang gặp phải…, ông Phạm Đức Khái nhấn mạnh.
Mặc dù nhiều thuận lợi là vậy, nhưng theo thông tin từ các lực lượng chức năng thì hiện các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chưa chủ động thực hiện nhận hàng qua tuyến đường này. Do đó, lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc theo tuyến đường sắt liên vận vẫn khá hạn chế.
Được biết, thời điểm này, để giải tỏa lượng hàng hóa còn ùn ứ tại khu vực cửa khẩu đường bộ, UBND tỉnh Lạng Sơn đang tích cực hội đàm với các đơn vị liên quan của Trung Quốc để khuyến khích các doanh nghiệp nước bạn thực hiện nhận hàng hóa qua tuyến đường sắt liên vận. Đồng thời trao đổi, thống nhất các biện pháp với lực lượng chức năng Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc. Qua đó, nhằm thúc đẩy thông quan và giải phóng hàng hóa ùn ứ tại cửa khẩu một cách nhanh nhất có thể.