Còn quá nhiều bất đồng trong đàm phán hậu Brexit khiến nhiều người quan ngại kịch bản “không thỏa thuận” sẽ diễn ra.
Hai trưởng đoàn đàm phán của Anh và EU. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Anh Boris ĐmphnhậuBrexitNguycơkhngthỏathuậbxh australia a-leagueJohnson vừa ra tối hậu thư tới Liên minh châu Âu (EU) về việc hai bên phải đạt được thỏa thuận trước ngày 15-10, nếu không đạt thỏa thuận thương mại tự do song phương, Anh sẽ có một thỏa thuận “theo kiểu Australia” hoặc tương tự như với Canada và các nước khác. Theo đó, mọi giao dịch thương mại đều tuân theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc EU không có bất cứ ràng buộc nào về kiểm soát tài chính và can thiệp vào nội bộ của Anh và ngược lại.
Anh chính thức rời EU vào cuối tháng 1-2020 nhưng vẫn là thành viên trong liên minh thuế quan của EU và sẽ hết hạn vào ngày 31-12 tới đây. London cho rằng sẽ không quan ngại nếu hậu Brexit “không thỏa thuận”.
Hiện tại, hai đoàn đàm phán của EU và Anh đang nối lại các phiên đàm phán về thỏa thuận hậu Brexit trong bối cảnh nỗi lo “không thỏa thuận” đang ngày một lớn hơn. Đây là vòng đàm phán thứ 8 giữa EU và Anh về một thỏa thuận hậu Brexit. Kể từ tháng 3-2020, Anh và EU đã tiến hành các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit nhưng đều kết thúc trong bế tắc. Theo kế hoạch được hai bên thống nhất, vòng đàm phán lần này sẽ kết thúc vào ngày 11-9, với mục tiêu đạt được một số đột phá trong các vấn đề còn bế tắc.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng khẳng định, nước Anh không nhượng bộ trong các điều khoản cơ bản vì giờ đây Anh đã là một quốc gia có chủ quyền độc lập, không phụ thuộc vào EU.
Động thái này từ phía Chính phủ Anh đang đẩy các đàm phán hậu Brexit vào một cuộc khủng hoảng mới, khi các lãnh đạo EU đều đã từ chối can thiệp vào tiến trình đàm phán hiện nay và sẽ không thảo luận về vấn đề Brexit trong Hội nghị thượng đỉnh của khối vào cuối tháng này tại Brussels.
Trước những diễn biến xấu trên, Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier tuyên bố, ông thực sự lo lắng cho những gì diễn ra sắp tới và kêu gọi phía Anh thực hiện những cam kết mà nước này đã đưa ra trước đó. Theo đó, vào tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Boris Johnson có ký một tuyên bố chính trị định hình bộ khung cho các đàm phán. Trong tuyên bố đó, ông ấy đã cam kết sẽ cùng EU, thông qua một hiệp định, đấu tranh chống lại bất cứ sự cạnh tranh không công bằng nào, cũng như các điều khoản về việc không hạ cấp các quyền về lao động và môi trường. Vì thế, chúng tôi chỉ đơn giản là yêu cầu những cam kết chính trị được Thủ tướng Boris Johnson đưa ra sẽ được hiện thực hóa đầy đủ về mặt pháp lý trong Hiệp định.
Hiện nay, hai bên vẫn đang bất đồng nghiêm trọng về hai chủ đề là nghề cá và điều kiện cạnh tranh. Trong lĩnh vực nghề cá, phía EU yêu cầu được giữ nguyên các quyền được đánh bắt cá trong vùng biển của Anh như trước đây, trong khi phía Anh muốn tăng gấp đôi sản lượng đánh bắt của mình. Có ít nhất 8 nước thành viên EU liên quan đến vấn đề này và đoàn đàm phán của EU được cho là “không được phép nhượng bộ”.
Vấn đề thứ hai là các điều kiện cạnh tranh, hay còn được phía EU gọi là “sân chơi thương mại công bằng”, phía EU tiếp tục muốn Anh cam kết tuân thủ các quy định của EU về trợ cấp nhà nước cũng như tiêu chuẩn lao động và môi trường nếu như muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan với EU. Tuy nhiên, Chính phủ Anh kiên quyết cho rằng nước này đã độc lập hoàn toàn với EU và không có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định của EU.
Mặc dù phía Anh đã chuẩn bị cho một kịch bản hậu Brexit “không thỏa thuận” với EU nhưng Ngoại trưởng Anh Dominic Raab vẫn mong muốn đàm phán sẽ kết thúc trong tuần này. Ông Dominic Raab bày tỏ quan điểm: “Cần phải có một thỏa thuận và chúng tôi chỉ đòi hỏi rằng nước Anh cần được EU đối xử như bất kỳ một quốc gia thứ 3 nào khác đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do”.
Trước quan điểm và lập trường cứng rắn của cả hai bên, các nhà phân tích đánh giá thấp khả năng Anh và EU có thể đạt được một thỏa thuận thương mại đúng thời gian quy định.
HN tổng hợp