【kqbd cup nhat】Hà Nội nhan nhản dự án treo ôm đất
Cụ thể trong 287 dự án đã được giao đất chậm triển khai,àNộinhannhảndựántreoômđấkqbd cup nhat vi phạm Luật Đất đai có 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng; 59 dự án chậm giải phóng mặt bằng; 20 Dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; 76 dự án có các vi phạm khác; 39 dự án dừng thanh tra (do các cơ quan khác thanh tra hoặc dự án chưa được phê duyệt, chưa được giao đất...); 17 dự án kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo quy định của pháp luật; 16 dự án phát sinh sau thời điểm giám sát của HĐND TP năm 2018 đến tháng 3/2021, hiện đang triển khai nhưng chậm tiến độ so với tiến độ được duyệt.
Ngoài ra còn có 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt. Trong đó có 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND Thành phố chấm dứt dự án theo quy định; 31 dự án chậm, tạm dừng cần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế thực hiện do vướng mắc giữa các Luật; 8 dự án chậm nhưng đề xuất tiếp tục triển khai và đề nghị đẩy nhanh tiến độ; 6 dự án thành phố đã có chỉ đạo giao các sở chuyên ngành kiểm tra, thanh tra, chờ thực hiện theo kết luận.
Thường trực HĐND TP đánh giá, mặc dù UBND TP đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết các tồn tại, hạn chế trong xử lý vi phạm dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai nhưng kết quả đạt rất thấp. Tổng hợp danh mục các dự án vẫn chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan là quy định pháp luật về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng còn chồng chéo, chưa đồng bộ và chậm được tháo gỡ; một số dự án chậm triển khai do phải tạm dừng để rà soát điều chỉnh quy hoạch; một số dự án gặp khó khăn trong công tác thỏa thuận, đền bù GPMB…
Thường trực HĐND TP cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân chủ quan trong đó chính quyền các cấp, các sở ngành chưa triển khai quyết liệt, thường xuyên. Cùng với đó, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư chưa kiên quyết, chưa kịp thời, chưa làm hết trách nhiệm trong xử lý vi phạm của các nhà đầu tư; việc quản lý, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện dự án theo tiến độ đã được phê duyệt còn thiếu chủ động; việc hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch còn chậm và chưa quyết liệt.
Bên cạnh đó còn tình trạng nhiều chủ đầu tư dự án không chấp hành pháp luật đất đai, chấp hành chế độ báo cáo giám sát đầu tư, vẫn còn tình trạng cố ý sử dụng đất sai mục đích hoặc cố tình chây ỳ triển khai dự án chậm tiến độ...
Từ thực tế trên, Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP cần thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế của từng dự án đầu tư. Trên cơ sở hồ sơ cụ thể, kiến nghị biện pháp xử lý dứt điểm với các dự án vi phạm luật đất đai, nợ nghĩa vụ tài chính kéo dài. Đồng thời, quan tâm giải quyết các đề nghị của cơ quan thuế đối với các hồ sơ có vướng mắc trong quá trình xác định nghĩa vụ tài chính, xác định số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được khấu trừ (nếu có) của các dự án đầu tư.
Thực tế cho thấy, từ các quận, huyện ngoại thành Hà Nội cho đến các khu vực quận nội đô đều xuất hiện các dự án “treo”.
3 khu “đất vàng” ở Khu đô thị Nam Trung Yên bị bỏ hoang hơn 10 năm qua |
Dự án Tổ hợp bãi đỗ xe, phòng khám y tế, dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại và xây dựng công trình hỗn hợp siêu thị, chợ, văn phòng cho thuê tại ô đất B9/CC1, B9/CC3 và C3/HH, C3/CC1-1 Khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy chậm triển khai cả thập kỷ đến nay vẫn là khu đất trống cỏ dại mọc um tùm quá đầu người.
Theo báo cáo Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình tại văn bản số 70 ngày 25/5/2020, đây là dự án được Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) ký hợp đồng liên danh với Công ty cổ phần đầu tư Thùy Dương (TD Group).
Handico góp 10% vốn, Công ty Thùy Dương góp 90%, tuy nhiên đến thời điểm rút khỏi liên danh Handico chưa góp vốn để thực hiện dự án. Do đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Hà Nội xem xét quyền thuê 10% (theo tỉ lệ góp vốn) của Handico khi rút khỏi liên danh và khẩn trương đưa dự án vào hoạt động đảm bảo tính đồng bộ của khu đô thị, quyền lợi của cư dân trong khu vực.
Trước đó, trong văn bản báo cáo Phó Thủ tướng thường trực kết quả rà soát các dự án trong đó có những lô "đất vàng" nói trên, UBND TP Hà Nội cho biết dự án chậm triển khai 11 năm, gây lãng phí tài nguyên đất. Sai phạm của dự án đã có ý kiến đánh giá của Ủy ban kiểm tra Thành ủy, Công an TP Hà Nội.
“Theo quy định của pháp luật hiện hành và nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về xử lý các dự án chậm triển khai thì không có cơ sở pháp lý cho phép nhà đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện dự án này" - UBND TP Hà Nội cho biết.
Từ thực tế trên, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Nhà nước cần phải thu hồi toàn bộ các khu đất này để đưa vào quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật Quản lý sử dụng tài sản công.
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng cho rằng, Công an TP Hà Nội cần phục hồi điều tra để xác định vi phạm, xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm và xử lý khắc phục vi phạm, giải quyết nội dung các công việc của ngành mình theo đúng quy định của pháp luật.
Đề xuất hoàn thiện quy định về cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra Thường trực HĐND TP đề xuất Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội sửa đổi Luật đất đai đồng thời với sửa đổi các quy định liên quan của Luật khác về các lĩnh vực: Quy hoạch, Đầu tư, Đầu tư công, Xây dựng, Thanh tra.... để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Đề nghị Thanh tra Chính phủ nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động thanh tra, đôn đốc, xử lý sau thanh tra; quy định về cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, xây dựng hệ thống mạng thông tin quản lý thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, thống nhất hệ thống mạng thông tin quản lý thanh tra từ khi thanh tra, đến khi thực hiện xong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tổng hợp, nghiên cứu và tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết một số bất cập, vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý đất đai tại địa phương. |
Thuận Phong
3 khu ‘đất vàng’ bỏ hoang bị Hà Nội đề nghị khôi phục điều tra
Theo UBND TP Hà Nội, Handico đã liên danh với TD Group sau đó Handico lại rút khỏi liên danh, bàn giao toàn bộ dự án và quyền sử dụng đất cho TD Group dẫn đến sau này TD Group đã vi phạm pháp luật khi thực hiện dự án.
(责任编辑:World Cup)
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- "Xây dựng thương hiệu cá nhân để tự bán mình với giá cao nhất"
- Cách ông lớn vật liệu xây dựng từ Đức Kobler chinh phục thị trường Việt Nam
- Ca sĩ Gemma Nguyễn được Tùng Dương khen khi làm mới "Đá trông chồng"
- Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- Quang Linh Vlogs gây sốt khi đến ủng hộ Thùy Tiên, khóc lúc xem phim
- Hoàng Thùy Linh lần đầu lộ diện sau tin đồn sinh con, ngoại hình gây chú ý
- MC Hạnh Phúc khoe ảnh gia đình khi vợ mang bầu lần 2
- Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- Ca nương Kiều Anh tuổi 30: Được chồng chiều hết mực, không ngại mặc gợi cảm
- "Trí tuệ cảm xúc trong kinh doanh"
- Phong cách thời trang đời thường trẻ trung của Á hậu Bùi Khánh Linh
- Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- Kỳ Duyên mặc áo dài ở vòng phỏng vấn kín, sẵn sàng cho giai đoạn nước rút
- Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- NSND Xuân Bắc thông báo không nhận vòng hoa trong lễ viếng NSƯT Phương Nga
- Gỡ vướng cho resort casino lớn nhất Việt Nam
- Mỹ nhân "Cơn lốc tình yêu" hôn nhân trắc trở, phát hiện ung thư ở tuổi U50
- NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- Cầu thủ Văn Toàn kể về cảnh quỳ gối cầu hôn trong MV nhóm Da LAB