发布时间:2025-01-10 20:00:29 来源:88Point 作者:World Cup
TP.HCM có khoảng 1.572 tòa nhà công,ẽlàmviệcvớiBộCôngthươngEVNđểTPHCMđưađiệnmặttrờitrênmáilênlướkqbd ý hôm nay với tổng công suất lắp đặt dự kiến 167 MW. Ảnh minh họa |
Lắp đặt điện mặt trời trên mái các tòa nhà trụ sở công là một trong những chính sách đang được đề xuất áp dụng cho TP.HCM, tuy nhiên, vẫn còn một số đại biểu Quốc hội băn khoăn.
Giải trình đề xuất này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vai cơ quan được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho biết, Thành phố có khoảng 1.572 tòa nhà công, với tổng công suất lắp đặt dự kiến 167 MW.
Với phương án này, tổng kinh phí đầu tưlắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cho toàn bộ trụ sở công của Thành phố dự ước là khoảng 2.000 tỷ đồng. Tùy theo khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác (PPP, tư nhân), Thành phố sẽ phân kỳ đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các tòa nhà công trong giai đoạn từ 2023 - 2030.
Mục tiêu đến năm 2030 có tối thiếu 50% tòa nhà công được đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời theo Quy hoạch điện VIII đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu Quốc hội đặt vấn đề hiệu quả và tính công bằng khi hiện nay đang cấm tất cả việc lắp điện mái nhà vào điện lưới.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải, việc đầu tư điện mặt trời trên mái nhà trụ sở không thực hiện được do Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 chưa có quy định sử dụng trụ sở công để lắp đặt điện mặt trời.
Tuy nhiên, Quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó khuyến khích phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà theo hướng tự sản, tự tiêu.
“Do đó trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp và đề nghị Bộ Công Thương, EVN có hướng dẫn việc đấu nối hệ thống điện mặt trời mái nhà vào lưới điện quốc gia đối với tất cả hệ thống bao gồm hệ thống điện mặt trời mái nhà do người dân lắp đặt”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ.
Trong trong báo cáo giải trình gửi các đại biểu Quốc hội ngày hôm qua, 7/6, 1 ngày trước phiên thảo luận tại Hội trưởng về Dự thảo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bày tỏ quan điểm, việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà nhằm nâng cao ý thức sử dụng năng lượng của người dân, tiết kiệm chi phí. Giúp tiết kiệm quỹ đất, giảm thời gian đầu tư, giảm nguồn lực vào đầu tư phát triển các dạng nguồn điện khác (thủy điện, nhiệt điện…) nhằm đảm bảo cung cấp điện cho Thành phố.
Đây là xu hướng phát triển các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Về giải pháp xử lý kỹ thuật, tránh quá tải, mất an toàn vận hành lưới điện, Bộ cho biết, theo tính toán, toàn bộ hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các tòa nhà công trên địa bàn TP.HCM sẽ được đấu nối với lưới điện hạ áp hiện hữu sau trạm biến thế.
Đồng thời, công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà được đầu tư theo định hướng đáp ứng vừa đủ công suất tiêu thụ điện của tòa nhà để nhằm mục đích tự sử dụng tại chỗ, lượng điện năng dư thừa phát lên lưới điện không đáng kể, không gây ảnh hưởng đến hệ thống điện hiện hữu.
“Do đó, không cần đầu tư thêm lưới phân phối mới để giải tỏa công suất”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình.
Đối với việc xử lý tấm pin sau khi hết sử dụng, cơ quan soạn thảo cho biết đã có đánh giá về tác động của hệ thống điện mặt trời đối với môi trường (pin thải). Theo số liệu của Tổng cục Môi trường, việc sản xuất pin của tấm pin năng lượng mặt trời có sử dụng một số kim loại nặng. Tuy nhiên, thực chất tấm pin năng lượng mặt trời là sản phẩm có chức năng hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng.
Bên cạnh đó, để có cơ sở pháp lý đảm bảo việc xử lý pin mặt trời thải bỏ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu, đưa sản phẩm tấm pin mặt trời vào danh mục các sản phẩm mà các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện thu hồi, tái chế tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
相关文章
随便看看