Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc,ộđộcnặngvìchữabệnhtáobónbằnglátheolờiđồkết quả bóng đá cúp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân H.T.H. (62 tuổi, dân tộc Mường) trú tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ trong tình trạng đau bụng thượng vị, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, người yếu mệt, buồn nôn kèm đái máu sau khi dùng thuốc chữa táo bón theo lời đồn.
Khai thác bệnh sử từ người nhà, bệnh nhân có tiền sử táo bón kéo dài, nghe nói lá lộc mại (còn gọi là lá du mại) có thể chữa được táo bón nên đã lấy lá sắc trong ấm và lấy nước uống. Sau 2 ngày uống nước lá lộc mại liên tục, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, mệt mỏi, ăn kém, chóng mặt. Tình trạng ngày càng nặng nên gia đình đã đưa bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy, bệnh nhân có hiện tượng tan máu, thiếu máu nặng (Hồng cầu: 1,71 T/l. Hemoglobin: 41 g/l); men gan tăng cao (GOT: 110,3 U/l, GPT: 25,8 U/l); tăng bilirubin máu (Bilirubin toàn phần: 103,3 µmol/L, Bilirubin trực tiếp 8,3 µmol/L)…
Sau khi thực hiện các kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp bệnh sử, loại trừ nguyên nhân tan máu khác, các bác sĩ xác định đây là trường hợp tan máu cấp do ngộ độc lá lộc mại, các bác sĩ đã áp dụng biện pháp chống độc, thải độc, truyền máu, thuốc bổ gan,… Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đáp ứng thuốc và tiến triển tốt, tình trạng tan máu đã cải thiện. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi điều trị, hồi phục sức khỏe và sẽ ra viện trong những ngày tới.
Trước đó, một trường hợp khác, tại Nghệ An, bé L.T.K, 32 tháng tuổi nhập viện với biểu hiện da xanh nhợt, khó thở, tỏ vẻ rất mệt mỏi. Xét nghiệm định lượng thấy huyết sắc tố 32g/l - mức rất thấp.