【tỷ lệ kèo arsenal hôm nay】Khởi sắc "khu 5 không"
(CMO) Con lộ đất ngày nào nay đã trải bê-tông chạy dọc theo tuyến rừng, điện lưới quốc gia kéo đến tận nhà, nước sinh hoạt sử dụng thoải mái hơn, cầu bê-tông thay cho cầu khỉ chông chênh, nhiều căn nhà được xây dựng kiên cố. Đời sống khu 59 hộ ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển trên đà khởi sắc.
Trước đây khu 59 hộ tại ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân được gọi là khu “5 không” và nơi đây được ví như ốc đảo bởi nằm biệt lập với xã, đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ. 59 hộ dân với 150 khẩu là những hộ sinh sống ven biển, ven rừng phòng hộ được di dời vào đây theo Dự án CWPD.
Anh Danh Ri chia sẻ: “Khi mới vào đây, đời sống nhân dân khổ lắm, do khu này cách biệt chợ, nước uống, nước sinh hoạt phải chuyên chở tận ngoài xã. Hầu hết người dân sống dựa vào nghề rừng, 59 hộ ở đây phần đông là hộ nghèo, cuộc sống khó khăn”.
Sản xuất của người dân gặp khó, phần lớn họ chỉ bắt ốc, mò cua bán kiếm tiền sinh sống qua ngày, trẻ em đến trường biết đọc là quý rồi. Xa trường, không có điều kiện nên hầu hết phụ huynh cho con em mình nghỉ học sớm. Trước đây, khoảng 30 em hầu như nghỉ học hết. Chị Lâm Kim Diệu chia sẻ: “Mỗi ngày bắt ốc, bắt cua được khoảng 150.000 đồng, nếu chạy đưa con đi học tốn chi phí hơn 50.000 đồng, còn phải đưa đón, mất thời gian, không đi bắt ốc được”.
Nghỉ học, trẻ con cùng gia đình lên rừng bắt ốc. Cái vòng luẩn quẩn nghèo rồi lại nghèo cứ đeo bám họ. Phần lớn có vuông, nhưng đất gò cao, sản xuất không hiệu quả, 59 hộ đành phải “ký gởi” sổ đỏ vào ngân hàng để có vốn sản xuất.
Diện mạo mới của ốc đảo
Hiểu được nỗi trăn trở, vất vả của người dân khi thiếu thốn mọi thứ, lãnh đạo huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng lộ bê-tông và kéo điện đến tận hộ dân; vận động nhà hảo tâm tặng bồn chứa nước sử dụng bằng năng lượng mặt trời, kéo ống và cung cấp nước đến tận nhà. Đời sống người dân được nâng lên, vùng quê chuyển mình, đổi thay.
Trẻ em được chăm lo học hành đàng hoàng hơn, không còn lo chuyện đường sá cách trở. |
Ông Trần Tuấn Kiệt vừa mở tivi, vừa vui vẻ cho biết: "Bây giờ sướng lắm, sống khoẻ rồi. Nhiều hộ đi làm ở Bình Dương hay tin có điện, có lộ đã quay về sửa lại nhà, tập trung lao động sản xuất, cuộc sống khấm khá hơn rất nhiều. Tôi giờ trồng được vườn chuối, mớ rau, ao cá, bán mỗi ngày gần 200.000 đồng".
Có lộ đã mang lại niềm vui, hy vọng cho khu này. Họ không còn phải luỵ vào con nước để ra trung tâm xã mua sắm hay khám chữa bệnh. Trẻ con có điều kiện đến trường không phải lo mỗi khi con nước ròng. Giao thương buôn bán, sản xuất của người dân cũng thuận lợi.
Ông Đoàn Văn Dũng, người sinh sống lâu năm nơi đây, không giấu vui mừng: “Giờ trẻ con đến trường, chỉ mất 15 phút, nhà nào cũng chăm lo cho con học hành, có kiến thức để thay đổi cuộc sống”.
Những chiếc đèn dầu leo lét nay được thay bằng những bóng đèn điện sáng trưng, người dân không còn cảnh lặn lội đổi từng can nước sạch về sử dụng vì đã có máy bơm nước bằng năng lượng mặt trời cung cấp nước sạch cho cả khu vực.
Ông Danh Tuấn tâm sự: “Có điện, nhà nhà đều sắm tivi để giải trí hoặc theo dõi dự báo thời tiết và tìm hiểu thêm khoa học kỹ - thuật để phát triển sản xuất, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Khu vực này giờ không còn cách biệt nữa”.
Phó chủ tịch UBND xã Tân Ân Trần Thanh Đồng chia sẻ: “59 hộ ở khu tái định cư hiện có 50% là hộ khá, giàu; nhiều mô hình kinh tế phát triển như: trồng màu, nuôi cá nước ngọt được nhân rộng. Trẻ em đến trường học hành đàng hoàng. Đây là bước tiến quan trọng để phát triển kinh tế của địa phương”./.
Chí Hiểu - Hồng My