【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá busan ipark】Cộng đồng, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
Giờ đây,ộngđồngdoanhnghiệpthamgiabảovệmôitrườthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá busan ipark các cơ quan quản lý môi trường không còn “đơn thương độc mã” mà đã có sự đồng hành của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức chịnh trị, xã hội.
Xu thế thay đổi về hành vi và nhận thức của người tiêu dùng nói riêng, toàn xã hội nói chung theo hướng trách nhiệm hơn với môi trường, đã tạo ra áp lực và đồng thời cũng là động lực mới cho doanh nghiệp để thực hiện trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ còn là nghĩa vụ “phải làm” đối với các doanh nghiệp, mà từng bước đã trở thành “động lực tìm kiếm lợi nhuận bền vững” cho doanh nghiệp. Điển hình đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn có ý tưởng kinh doanh chuyển hướng đầu tư nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, như: TH Truemilk, Vinamilk, VinGroup, Công ty Organic Đà Lạt,…
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý chất thải theo chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, hay tham gia vào hỗ trợ các chương trình có mục đích bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng và dịch vụ môi trường đã bắt đầu trở thành một lĩnh vực có tính hấp dẫn cao, nhiều doanh nghiệp đã có nhiều loại hình được các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển; lĩnh vực môi trường từ nhiều nguồn vốn, bước đầu hình thành hệ thống dịch vụ môi trường ngoài công ích.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh, vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức hoặc biến nhận thức thành hành động. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, chưa trở thành nhận thức hành động của các doanh nghiệp, còn mang nặng tính đối phó, thời vụ.
Nghiên cứu các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường ở một số doanh nghiệp không được quan tâm đúng mức, thậm chí có doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý rác và nước thải hiện đại, nhưng hầu như không hoạt động mà tất cả rác, nước thải được xả thẳng ra môi trường. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng, tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường phát hiện, giải quyết kịp thời ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.
Nhiều mô hình hay về cộng đồng bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có những điểm mang tính đột phá, khi lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao; giám sát tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt; thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; cắt giảm thủ tục hành chính;...
Như vậy, vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư đã được nâng lên trong công tác bảo vệ môi trường. Sự tham gia rõ nhất của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường thể hiện qua việc cung cấp, phản ánh thông tin qua đường dây nóng về môi trường.
Kể từ khi được đi vào vận hành chính thức (ngày 01/01/2018) đến thời điểm 30/6/2021, hệ thống đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và 63 Sở TN&MT đã tiếp nhận 4.149 thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường. Phần lớn các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường tập trung vào các vụ việc xả chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài việc cung cấp, phản ánh thông tin nêu trên, cộng đồng dân cư cũng tích cực xây dựng và triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại địa bàn. Các mô hình, phong trào bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư có sự chuyển biến tích cực.
Hàng loạt các mô hình phong trào bảo vệ môi trường hiệu quả được ghi nhận. Có thể kể đến các mô hình thu gom rác thải, mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới như: Mô hình “dòng sông không rác” ở Nam Định; mô hình “biến bãi rác thành vườn hoa” ở Đồng Tháp; mô hình trồng hoa, cây xanh “Từ nhà ra ruộng”, hai bên đường giao thông (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long,...); mô hình “tôn giáo tham gia BVMT, giảm nghèo bền vững” ở Hậu Giang, Thanh Hóa, Nam Định,… mô hình tuyến đường hoa ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Nai.
Mô hình đồng quản lý TN&MT tại các khu bảo tồn biển hay bãi biển; mô hình kết hợp xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại như Công ty ETC ở Nam Định, Công ty TNHH TM&MT Hậu Sanh tại Bình Định, Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi trường Xanh tại Hải Dương, Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Anh Đăng tại Thái Nguyên,…
Mô hình xử lý chất thải làng nghề tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre); làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp); làng nghề sản xuất gạch thủ công xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp);...
Nhiều làng nghề áp dụng công nghệ, công đoạn sản xuất tiên tiến nhằm hạn chế phát thải chất thải ra môi trường;... : Làng nghề gốm sứ Bát Tràng tại Hà Nội; làng nghề bánh đa Kế và làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang);... Nhiều mô hình KCN sinh thái hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững được hình thành, phát triển trên cả nước.