【benfica vs braga】Đề nghị các địa phương vào cuộc bình ổn giá sữa
Nhằm triển khai biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có hiệu quả, Cục Quản lý giá đề nghị Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và công văn 6544/BTC-QLG hướng dẫn thực hiện.
Sở Tài chính phải kiểm tra, đối chiếu tương quan về giá
Trong đó, đặc biệt chú trọng các nhiệm vụ xác định giá tối đa và đăng ký giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Về triển khai xác định giá tối đa sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Cục Quản lý giá đề nghị Sở Tài chính các tỉnh tham mưu, đề xuất trình UBND tỉnh danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm sữa có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh phải xác định giá tối đa khâu bán buôn, bán lẻ (trừ danh sách do Cục Quản lý giá tiếp nhận); trong đó phân công cụ thể cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài chính, UBND cấp quận, huyện) tiếp nhận biểu mẫu giá tối đa do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm sữa xác định.
Sau khi tiếp nhận biểu mẫu giá tối đa, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì thực hiện hoặc hướng dẫn UBND cấp quận, huyện theo dõi quản lý giá tối đa.
Cụ thể như sau: Rà soát, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý giá có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung theo đúng quy định.
Trên cơ sở đã có đầy đủ hồ sơ, thực hiện kiểm tra mức giá tối đa (cả khâu bán buôn và bán lẻ) để đảm bảo theo đúng các quy định của Bộ Tài chính. Trong đó bao gồm cả việc đối chiếu tương quan về giá đã kê khai trước đây của sản phẩm sữa đã được công bố giá trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan quản lý giá và tham khảo các nguồn thông tin khác. Trong trường hợp phát hiện bất hợp lý thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với giá bán lẻ tối đa tới người tiêu dùng, Cục Quản lý giá đề nghị Sở Tài chính các tỉnh thực hiện rà soát, kiểm tra theo nguyên tắc xác định đã được Cục Quản lý giá hướng dẫn. Trong trường hợp Sở Tài chính có hướng dẫn cụ thể thêm về chi phí khác có liên quan trong phạm vi mức tối đa 15% theo quy định cho phù hợp với thực tế địa phương thì lưu ý vẫn phải đảm bảo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tới địa điểm xa nhất, chi phí phát sinh cao nhất không vượt quá 15% giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, và không cao hơn giá bán lẻ đang bán trên thị trường (giá trước khi nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá).
Công khai giá cho người dân biết
Cục Quản lý giá cũng yêu cầu Sở Tài chính các tỉnh thực hiện công khai giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa và giá đăng ký của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm sữa trên Trang thông tin điện tử của Sở, của cơ quan có thẩm quyền hoặc phương thức thích hợp khác.
Đồng thời, phối hợp với cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành mức giá tối đa ở các khâu bán buôn, bán lẻ; chấp hành mức giá đăng ký theo quy định tại Quyết định số 1079/QĐ-BTC và hướng dẫn tại công văn số 6544/BTC-QLG; việc thực hiện quy định về niêm yết giá bán của các tổ chức, cá nhân bán lẻ; Xử lý nghiêm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cũng tại công văn này, Cục Quản lý giá đề nghị Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu trình UBND tỉnh thành lập nhóm công tác liên ngành (gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Công thương, Cơ quan quản lý thị trường, Công an, Thuế...) triển khai thực hiện.
Ngoài ra, thiết lập đường dây nóng tại Sở Tài chính và các cơ quan liên quan nhằm giải đáp thắc mắc và tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện; báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo kiểm tra và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
Cục Quản lý giá cũng lưu ý, Sở Tài chính các tỉnh cần thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Theo Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi do Bộ Tài chính ban hành, áp dụng giá bán buôn tối đa từ ngày 11-6-2014; và giá bán lẻ tối đa từ ngày 21-6-2014, tuy nhiên ngay từ đầu tháng 6-2014, nhiều doanh nghiệp đã chính thức giảm giá bán lẻ nhiều sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, từ 30.000 đến khoảng 200.000 đồng/hộp, tùy loại.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Kết quả tồi tệ của First Republic khiến chứng khoán Phố Wall giảm điểm mạnh
- ·ADB dành 20,5 tỷ USD hỗ trợ khu vực châu Á
- ·Đạo diễn Phạm Hoàng Nam tiết lộ vở đại nhạc kịch hoành tráng trên sông Sài Gòn
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Lạm phát và lãi suất cao có thể khiến Mỹ, Anh rơi vào suy thoái
- ·Lập tổ liên ngành thu đòi nợ thuế
- ·Kinh tế Thái Lan thiệt hại hơn 1 tỷ USD trong năm 2023 do biến đổi khí hậu
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Nhiều cơ hội cho khách hàng trẻ
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Thiên Hòa nhân rộng mô hình kinh doanh mới tại Bình Dương
- ·Các chỉ số chứng khoán Nhật Bản tăng cao chưa từng thấy trong 33 năm
- ·Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên chiều 19/6
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch chiều ngày 26/6
- ·NSND Hoàng Cúc ra mắt trường ca về cuộc đời ở tuổi U70
- ·Liên Hợp quốc dự báo kinh tế toàn cầu đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2023
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Ông Thích Minh Tuệ xin dừng việc bộ hành khất thực