Chiều 23/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020. Chi đầu tư phát triển đạt 115,5% dự toánTheo báo cáo, dự toán thu ngân sách năm 2020 là 1.539.052,8 tỷ đồng; quyết toán là 1.510.579,2 tỷ đồng, giảm 1,9% (28.473,6 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó, thu ngân sách trung ương (NSTW) giảm 92.076,6 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương (NSĐP) tăng 63.603 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong năm 2020, Chính phủ đã thực hiện miễn, giảm nghĩa vụ thuế và một số khoản thu ngân sách, với tổng số là 16.307 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ đã thực hiện gia hạn thuế cho 187.367 người nộp thuế trong một số lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh Covid-19, với số tiền là 97.259 tỷ đồng. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, trong năm 2020, cơ quan thuế các cấp đã khoanh nợ tiền thuế đối với 493.472 người nộp thuế, với tổng số tiền là 23.434 tỷ đồng; thực hiện xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với 62.278 người nộp thuế, với tổng số tiền là 1.553 tỷ đồng. Theo đó, đến hết ngày 31/12/2020, tổng số tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi là 27.513 tỷ đồng, giảm 16.658 tỷ đồng (tương ứng giảm 37,7%) so với thời điểm 31/12/2019, chiếm tỷ trọng 27,8% trên tổng số tiền nợ thuế. Về quyết toán chi NSNN, dự toán là 1.773.766,2 tỷ đồng; quyết toán là 1.709.523,7 tỷ đồng, bằng 96,4% (giảm 64.242,5 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển có dự toán là 499.270,6 tỷ đồng; quyết toán là 576.432,1 tỷ đồng, đạt 115,5% dự toán, tăng 77.161,5 tỷ đồng so với dự toán. Chi trả nợ lãi có dự toán là 118.191,9 tỷ đồng, dự toán Quốc hội điều chỉnh là 107.591,9 tỷ đồng; quyết toán là 106.465,9 tỷ đồng, giảm 1.126 tỷ đồng so với dự toán, chủ yếu do trong điều hành đã bám sát tiến độ giải ngân vốn đầu tư để phát hành trái phiếu chính phủ, qua đó giảm số thực huy động trong năm, kết hợp với lãi suất phát hành thấp hơn dự kiến, làm giảm chi phí vay cho ngân sách. Chi thường xuyên có dự toán là 1.116.003,6 tỷ đồng; quyết toán là 1.013.449,3 tỷ đồng, giảm 102.554,3 tỷ đồng (90,8%) so với dự toán. Năm 2020, NSNN đã chi 21.685 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên bằng 62,9% tổng chi NSNN; không kể chi tạo nguồn cải cách tiền lương, thì bằng 59,5%, theo đúng định hướng nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại NSNN. Với số thu, chi như trên, quyết toán số bội chi NSNN năm 2020 là 216.405,6 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP thực hiện, giảm 18.394,4 tỷ đồng so với dự toán đầu năm theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 và giảm 151.894,4 tỷ đồng so với mức Quốc hội cho phép theo Nghị quyết số 128/2020/QH14. Nguồn bù đắp bội chi NSTW từ vay trong nước là 178.515,2 tỷ đồng; vay ngoài nước là 34.573,4 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách 5 năm đạt 100,8% kế hoạchTại báo cáo này, Chính phủ cũng đánh giá lại về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách 5 năm 2016 – 2020. Theo báo cáo, với kết quả quyết toán NSNN năm 2020 như trên, tổng thu NSNN 5 năm 2016 - 2020 đạt 6,918 triệu tỷ đồng, bằng 100,8% kế hoạch; tỷ lệ huy động đạt 25,3% GDP (mục tiêu là 23,5% GDP); cơ cấu thu chuyển biến tích cực, theo hướng bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt 85,6% tổng thu NSNN (mục tiêu là 84 - 85%). Đến năm 2020, có 19 địa phương đạt quy mô thu ngân sách trên 15 nghìn tỷ đồng (năm 2016 có 13 địa phương), 30 địa phương thu trên 10 nghìn tỷ đồng (năm 2016 có 17 địa phương), 17 địa phương thu ngân sách dưới 5 nghìn tỷ đồng (năm 2016 có 30 địa phương). Công tác phân bổ, sử dụng NSNN có nhiều đổi mới; đã triển khai kế hoạch tài chính 5 năm, kiểm soát chi ngân sách trong phạm vi khả năng thu. Tổng chi NSNN 5 năm 2016-2020 khoảng 7,325 triệu tỷ đồng, bằng 91,3% kế hoạch 5 năm; nhưng riêng chi đầu tư phát triển 5 năm đã bố trí đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng (kế hoạch là 2 triệu tỷ đồng), trong đó dự toán chi đầu tư phát triển NSTW đã bố trí đạt 1 triệu tỷ đồng (đạt 90%), dự toán chi đầu tư phát triển NSĐP (kể cả tăng thu, tiết kiệm chi) khoảng 1,2 triệu tỷ đồng (đạt 135% kế hoạch). Tỷ trọng chi đầu tư phát triển thực hiện bằng khoảng 29% tổng chi NSNN (mục tiêu là 25 - 26%). Đồng thời, ngân sách đã ưu tiên thực hiện các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, thực hiện chuẩn nghèo đa chiều, đảm bảo chi các lĩnh vực quan trọng như: giáo dục - đào tạo, y tế, môi trường, thực hiện tăng lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công... Chính phủ đã quản lý, điều hành chặt chẽ bội chi NSNN, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3,37% GDP (mục tiêu là không quá 3,9% GDP), giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 5,4% GDP, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế cùng kỳ không đạt kế hoạch và tác động tiêu cực của dịch Covid-19 trong năm 2020. Nhờ kiểm soát bội chi NSNN và cơ cấu lại nợ công, nên tỷ lệ nợ công đã giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,2% GDP cuối năm 2020; kỳ hạn nợ được kéo dài, chi phí huy động giảm, củng cố an toàn, an ninh tài chính quốc gia, giúp tạo dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó kịp thời với dịch bệnh.
|