【thi đấu bundesliga】Gói giải pháp tài chính không chỉ gỡ khó cho bất động sản mà cả nền kinh tế

goi giai phap tai chinh khong chi go kho cho bat dong san ma ca nen kinh te

Bộ trưởng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc

Cụ thể,óigiảipháptàichínhkhôngchỉgỡkhóchobấtđộngsảnmàcảnềnkinhtếthi đấu bundesliga những nội dung chính của gói giải pháp tài chính sẽ được triển khai nay mai không chỉ là sự hỗ trợ hiệu quả đối với thị trường BĐS mà còn hỗ trợ thị trường, giải quyết khó khăn chung cho doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế nói chung. Các giải pháp tài chính này sẽ hướng vào giải quyết hàng tồn kho nhất là đối với tồn kho BĐS, vật liệu xây dựng gắn với xử lý nợ xấu, giúp các DN thuộc các lĩnh vực này từng bước vượt qua khó khăn, phát triển ổn định hơn.

Tiếp tục gỡ khó cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường

Trước mắt, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết theo thẩm quyền để thực hiện chính sách giãn, giảm thuế, tiền thuê đất. Cụ thể, gia hạn 12 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với DN có quy mô nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động, doanh thu năm dưới 20 tỷ đồng); DN sử dụng nhiều lao động (từ 200 lao động trở lên) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế GTGT của tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 2013 cho các đối tượng DN nói trên. Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2013 và năm 2014 cho các tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuế đất. Sửa đổi quy định về thủ tục, hồ sơ, đảm bảo đơn giản, thuận lợi cho quá trình triển khai, thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng.

Bộ Tài chính cũng sẽ trình Chính phủ, Quốc hội cho phép: Áp dụng mức thuế suất 20% thuế thu nhập DN đối với các DN có quy mô nhỏ và vừa từ 1-7-2013 (sớm hơn so với lộ trình dự kiến thực hiện 6 tháng). Bổ sung ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN từ 1-7-2013 (sớm hơn so với lộ trình dự kiến thực hiện 6 tháng).

Thời gian miễn, giảm thuế áp dụng đối với đầu tư mở rộng bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với DN thành lập mới cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN. Điều chỉnh giảm mạnh mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu và đăng ký lại cho phù hợp với thực tiễn, khuyến khích, thúc đẩy người dân tự giác làm thủ tục sang tên, chuyển chủ. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những tháng đầu năm 2013.

Xác định lộ trình và thứ tự ưu tiên để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để tăng cường thu hút, giải ngân các nguồn vốn ODA, trong đó chú trọng giải phóng mặt bằng, bảo đảm vốn đối ứng.

Theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước, thế giới để chủ động dự báo và có các biện pháp điều hành giá phù hợp. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế giá thị trường đối với một số mặt hàng như điện, nước; dịch vụ công như y tế, giáo dục; và dịch vụ kết cấu hạ tầng.

Hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, ổn định; tăng cường nguồn lực tài chính các Quỹ Bảo lãnh tín dụng địa phương.

Sửa đổi cơ chế hỗ trợ sau đầu tư và tín dụng xuất khẩu quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP: Áp dụng cơ chế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước đối với các DN vay vốn đề mua thức ăn nuôi trồng thủy sản phục vụ xuất khẩu; Gia hạn không quá 36 tháng thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thuỷ sản.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất kinh doanh, đầu tư, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, đẩy mạnh triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế và hải quan để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, hải quan cho cá nhân, tổ chức và DN.

Hỗ trợ “phá băng” BĐS, giảm tồn kho vật liệu xây dựng

Với các giải pháp tài chính tập trung hỗ trợ thị trường BĐS, Bộ Tài chính sẽ trình nhóm giải pháp tập trung làm ấm dần từng bước “phá băng” BĐS, đẩy mạnh tiêu thụ vật liệu xây dựng và giảm nợ xấu cho DN. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ kiến nghị: Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế GTGT của tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 2013 đối với DN kinh doanh BĐS; DN sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng là sắt, thép, xi măng, gạch, ngói.

Gia hạn 12 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2013 của DN kinh doanh BĐS. Cho phép chủ đầu tư dự án đã được Nhà nước giao đất nhưng có khó khăn về tài chính được gia hạn bằng hình thức đăng ký và nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày được thông báo nộp tiền sử dụng đất. UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thời gian được gia hạn nộp tiền sử dụng đất cụ thể cho từng dự án sau khi báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp.

Giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam bổ sung thêm 10.000 tỷ đồng cho chương trình tín dụng đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn, trong đó sử dụng 5.000 tỷ đồng từ nguồn tái cơ cấu vốn trái phiếu Chính phủ và 5.000 tỷ đồng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Ưu tiên giải ngân cho các công trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn (liên thôn, liên xã) có sự tham gia đóng góp của nhân dân và cho địa phương có tiến độ giải ngân tốt. Số vốn bổ sung nêu trên nằm ngoài số vốn 5.000 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 1589/TTg-KTTH ngày 3-10-2012.

Xây dựng phương án phát hành thêm 6.000 tỷ đồng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để đầu tư mở rộng Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 theo Nghị quyết của Quốc hội.

Khuyến khích UBND các tỉnh, thành phố sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp (kinh phí giải phóng mặt bằng, Quỹ đầu tư, Quỹ phát triển đô thị...) mua nhà để làm quỹ nhà tái định cư, mua nhà để bán hoặc cho thuê đối với các đối tượng chính sách: người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên. Cho phép một số địa phương có tiềm lực mạnh về tài chính và khả năng trả nợ tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… xây dựng phương án và tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định.

Báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định: Áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% đối với thu nhập từ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Giảm 50% số thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động cho thuê, cho thuê mua hoặc bán nhà ở xã hội từ 1-7-2013 đến 30-6-2014.

Giảm 30% số thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở đối với những căn hộ có diện tích sàn sử dụng dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng m2 sàn sử dụng từ 1-7/2013 đến 30-6-2014. Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép mở rộng đối tượng người nước ngoài được phép mua nhà để ở hoặc kinh doanh tại Việt Nam theo những điều kiện nhất định.

Tập trung xử lý nợ xấu, tái cơ cấu DNNN

Bộ Tài chính sẽ xây dựng và kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12-7-2002 của Chính phủ về xử lý nợ tồn đọng đối với các DNNN theo hướng: Tăng cường các giải pháp để nâng cao trách nhiệm của ban lãnh đạo DN trong việc quản lý nợ, xử lý kịp thời nợ xấu đã phát sinh và ngăn chặn khả năng phát sinh nợ xấu mới, thắt chặt quản lý đầu tư của DN.

Hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại DN cũng như hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ tồn đọng. Sử dụng nguồn vốn thu từ cổ phần hóa để bổ sung nguồn lực cho DATC để chủ động tham gia quá trình tái cơ cấu tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và nợ đọng của các ngân hàng thương mại.

Rà soát, hoàn thiện và bổ sung cơ chế tài tài chính, thuế để hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ xấu. Triển khai quyết liệt Đề án: “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Thúc đẩy các DN sắp xếp lại cơ cấu, xây dựng lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, thu hồi vốn để đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, thực hiện thoái vốn tại các Tập đoàn, tổng công ty mà Nhà nước không cần nắm giữ. Thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN. Yêu cầu DNNN công khai thông tin như các DN niêm yết.

Để các giải pháp trên phát huy hiệu quả cao nhất, sau khi được Chính phủ và Quốc hội phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ phối hợp điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ. Bộ Tài chính sẽ đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cam kết góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001; Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho DN, xem xét đưa tín dụng cho chứng khoán, BĐS ra khỏi nhóm tín dụng phi sản xuất; Giảm lãi suất và xem xét áp dụng trần lãi suất cho vay.

Thực hiện phân loại các dự án để thực hiện khoanh nợ đối với một số dự án nhằm tăng cường tiếp cận vốn cho DN. Xây dựng và thực hiện một số chương trình tín dụng như chương trình tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nhà ở xã hội.

PNC-DTH