【kwbd】Phát triển thị trường các

  发布时间:2025-01-24 22:09:29   作者:玩站小弟   我要评论
Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường các-bonBiến đổi khí hậu là kwbd。

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường các-bon

Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu,áttriểnthịtrườngcákwbd đe dọa sự phát triển bền vững của xã hội và con người trên thế giới. Do đó, việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành trách nhiệm của mỗi quốc gia. Trong khi đó, rủi ro về khí hậu, như các sự kiện thời tiết cực đoan và các hoạt động tạo ra lượng khí thải các-bon cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế. Để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đã ký các thỏa thuận và cam kết nhằm giảm lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2), giảm sự xuất hiện của khí nhà kính trong khí quyển nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu, như các mục tiêu của Nghị định thư Ky-ô-tô (chính thức có hiệu lực từ ngày 16-2-2005); Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu, được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), tháng 12-2015; Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).

Các chính phủ và các tổ chức của quốc gia đã ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu theo nhiều cách khác nhau, trong đó có việc ra mắt thị trường giao dịch tín chỉ các-bon. Thị trường các-bon được bắt nguồn từ Nghị định thư Ky-ô-tô của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Ky-ô-tô, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán, cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do các-bon là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi các-bon, hình thành nên thị trường các-bon hay thị trường tín chỉ các-bon.

Các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng các giải pháp phát triển thị trường các-bon trong nỗ lực giảm thiểu khí thải nhà kính và đóng góp cho mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. Một số quốc gia/khu vực có kinh nghiệm phát triển thị trường các-bon, như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ca-na-đa, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô, Thái Lan.

Liên minh châu Âu

Trước và sau khi hệ thống giao dịch các-bon của EU được triển khai, EU đã thiết lập và quy định nhiều chính sách khác nhau để hỗ trợ sự phát triển của thị trường này. Đầu tiên là những chính sách thể hiện sự quyết tâm của EU đối với việc phát triển thị trường các-bon và củng cố cam kết về sự bền vững.

Liên minh châu Âu cũng đưa ra các quy định để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống và nâng cao sự linh hoạt của thị trường, đồng thời giúp tăng cường hiệu quả của thị trường các-bon và mở rộng phạm vi của nó. Các quy định chính sách về phát triển thị trường các-bon đã và đang được các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hiệu quả, như chương trình thương mại và giới hạn quốc gia, chương trình thuế các-bon, các chính sách hỗ trợ tài chính và cơ chế hỗ trợ kinh doanh cho các dự án sử dụng năng lượng tái tạo, hệ thống chứng chỉ xanh, các chính sách hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ và cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon.

Ngoài ra, nhiều quốc gia châu Âu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, tập trung vào việc tăng cường năng suất để giảm phát thải, bao gồm việc tăng cường hiệu quả năng lượng, cải thiện công nghệ sản xuất và giảm phát thải từ quy trình sản xuất. Các giải pháp bao gồm tái chế, tối ưu hóa quy trình sản xuất, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và áp dụng công nghệ đổi mới trong quản lý sản xuất.

Nhật Bản

Nhật Bản đã sớm xây dựng thị trường các-bon và hệ thống chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường này. Cho tới thời điểm hiện tại, Nhật Bản chưa thiết lập thị trường các-bon bao phủ toàn quốc. Tuy nhiên, Thủ đô Tô-ky-ô và tỉnh Sai-ta-ma của Nhật Bản đã xây dựng và vận hành thị trường các-bon nhiều năm qua. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đầu tư vào các chương trình hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo và tăng cường hiệu quả năng lượng.

Các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường các-bon của Chính phủ Nhật Bản, bao gồm chiến lược tăng trưởng xanh đi cùng với trung hòa các-bon đến năm 2050; chương trình tín chỉ các-bon chung giữa Nhật Bản và các nước đối tác; chương trình giảm khí thải giao thông đô thị; chính sách thuế các-bon; hệ thống giao dịch phát thải; chương trình sử dụng 100% năng lượng tái tạo; chính sách hỗ trợ công nghệ sạch, chương trình khí thải và năng lượng tiết kiệm.

Ca-na-đa

Từ năm 2019, việc định giá các-bon được áp dụng trên tất cả các tỉnh và vùng lãnh thổ của Ca-na-đa. Ca-na-đa áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ để giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và phát triển thị trường các-bon. Các chính sách tiêu biểu như hệ thống định giá các-bon, chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ sạch và nâng cao năng suất.

Những chính sách này cũng đã đạt được một số kết quả tích cực, như giảm lượng khí thải các-bon, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sạch, tăng cường sự đầu tư vào các dự án sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường các-bon có thể kể đến là: chính sách phát hành miễn phí tín chỉ phát thải, hệ thống định giá các-bon và chính sách hỗ trợ công nghệ sạch. Ngoài ra, Chính phủ Ca-na-đa cũng hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch, giúp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm thiểu khí thải.

Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có lượng khí thải lớn nhất trên thế giới và  cũng đang trở thành một trong những nước dẫn đầu trong việc phát triển thị trường các-bon. Trung Quốc vận hành hệ thống thị trường các-bon thử nghiệm và triển khai thị trường các-bon toàn quốc năm 2021. Đi kèm với việc triển khai và vận hành hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon, Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển, bao gồm các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu suất năng lượng, các chương trình hỗ trợ công nghệ sạch, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường quản lý môi trường, khuyến khích đầu tư trong các dự án giảm thiểu khí thải.

Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những quốc gia đang phát triển nhanh nhất thế giới, với dân số lớn và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Nước này cũng là một trong những quốc gia phát thải lượng khí thải lớn nhất thế giới. Do đó, Ấn Độ đang cố gắng phát triển thị trường các-bon để giảm thiểu lượng khí thải và đóng góp vào việc kiểm soát biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Ấn Độ gặp nhiều thách thức trong việc phát triển thị trường các-bon, bao gồm việc thiếu nhiều kết cấu hạ tầng cần thiết để phát triển thị trường này.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp và tổ chức ở Ấn Độ chưa có đủ hiểu biết về thị trường các-bon và cách thức hoạt động của nó. Để giải quyết những thách thức này, Ấn Độ áp dụng nhiều cơ chế khác nhau để phát triển thị trường các-bon, bao gồm cơ chế phát triển sạch hơn, chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu, các chương trình khuyến khích đầu tư vào các dự án sạch, chương trình phát triển quốc gia về năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và các chương trình tiết kiệm năng lượng.

Bra-xin

Với những hệ quả của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ ràng, Chính phủ Bra-xin đã nỗ lực hợp tác với các tổ chức quốc tế để phát triển thị trường các-bon trong nước. Bra-xin phát triển thị trường các-bon thông qua Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+). Chương trình này tập trung vào việc giảm phát thải khí thải do chặt phá rừng và khai thác đất đai.

Qua đó, Bra-xin đã thiết lập các cơ chế đánh giá, phê duyệt và giám sát các dự án giảm phát thải khí thải trong lĩnh vực rừng. Nhằm hỗ trợ phát triển thị trường các-bon theo cách tiếp cận trên với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hàng loạt chính sách đã được áp dụng tại Bra-xin, bao gồm khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, các chính sách giảm thiểu sự phá hủy rừng, khuyến khích các hoạt động nông nghiệp bền vững.

Mê-hi-cô

Mê-hi-cô là một trong những quốc gia đầu tiên ở Mỹ La-tinh đưa ra một chính sách giảm phát thải khí nhà kính và triển khai các chương trình giảm phát thải các-bon. Mê-hi-cô đã thiết lập một hệ thống giao dịch các-bon quốc gia vào năm 2018, là một trong số ít các quốc gia phát triển hệ thống này. Mê-hi-cô đã áp dụng một số giải pháp thành công trong việc phát triển thị trường các-bon, bao gồm hỗ trợ các hoạt động giảm phát thải trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp, hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, tăng cường quản lý và giám sát các dự án giảm phát thải.

Thái Lan

Thái Lan tham gia thị trường các-bon quốc tế kể từ năm 2001 với các chương trình giảm phát thải khí thải từ rừng và đất đai. Sau đó, nước này triển khai nhiều chương trình và giải pháp để phát triển thị trường các-bon, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Một số giải pháp được Thái Lan áp dụng thành công trong phát triển thị trường các-bon, như chính sách phát triển năng lượng tái tạo, các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các chương trình giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông (bao gồm cả việc khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng và phát triển hệ thống giao thông thông minh), các chính sách giảm thiểu sự suy thoái rừng và giảm phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một số khuyến nghị cho Việt Nam

Nhìn chung, phát triển thị trường các-bon là một phần quan trọng của nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu lượng khí thải và kiềm chế biến đổi khí hậu. Các cơ chế và chính sách được áp dụng để phát triển thị trường các-bon ở các nước phát triển và đang phát triển đã được chứng minh là hiệu quả, đặc biệt là trong việc khuyến khích đầu tư vào các công nghệ sạch và tăng cường năng suất. Các quốc gia đã sử dụng các cơ chế và chính sách khác nhau để phát triển thị trường các-bon, nhưng hầu hết đều có các yếu tố chung, như áp dụng các hệ thống giá các-bon, hỗ trợ phát triển công nghệ sạch và tăng cường năng suất. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần xây dựng các cơ chế phù hợp để giám sát và báo cáo về khí thải, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy của thị trường các-bon.

Thi công, lắp đặt điện gió ở thôn Láng Me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận (ảnh: Huỳnh Thanh Liêm). Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

相关文章

最新评论